Tự học và vai trò to lớn của nó


Tự học – chuyện cũ mà mới


Lê nin nói: Học, học nữa, học mãi; Hồ Chí Minh nói : Lấy tự học làm cốt; Einstein nói : Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. Một nhà khoa học Pháp nói: Văn hóa không nhận được từ ngoài vào mà là kết quả của việc làm bên trong, một việc làm của mình với mình”…Chúng ta có thể trích dẫn hàng trăm, hàng ngàn câu danh ngôn về việc tự học của Đông Tây kim cổ, ngoài nước và trong nước. Và, trong đời sống văn hóa, khoa học trong và ngoài nước, xưa và nay, cũng có thể dẫn ra rất nhiều tấm gương tự học của các danh nhân chính trị, nhà văn hóa hay khoa học lớn thành nhân và thành danh phần quan trọng là nhờ tự học.

Từ những dữ kiện lí luận cũng như thực tiễn chúng ta có thể khẳng định  rằng chuyện tự học không phải là vấn đề mới lạ. Có lạ chăng là sự khôn ngoan đã từng giúp ích cho con người khôn lớn lên nhưng rồi nhiều khi chính con người lại bỏ quên những kinh nghiệm quý giá đó, biến nó thành 1 thứ kho báu chìm lần trong lớp bụi thời gian.

Điều thứ 2 có thể khẳng định thêm từ những dữ kiện trên là tự học đã từng là 1 kinh nghiệm quý giá, 1 chìa khóa vàng cho sự thành đạt với những ai biết sử dụng nó trong hành trang lập nghiệp của mình. Thế nhưng, tiếc thay cho đến nay những năm cuối cùng của thế kỉ XX , chúng ta vẫn chưa có được một tổng hợp kinh nghieemh, 1 chuyện luận về tự học. Thông tin khoa học càng phát triển thì vấn đề tự chọc càng được đặc biệt đề cao.

Bí mật và bí quyết của tự học

  1. Tự học – con đường khắc phục nghịch lí : học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có giới hạn. Xu hướng hiện đại cố rút ngắn thời gian đào tạo ở Phổ thông có nơi chỉ 4 hoặc 5 năm, thời gian học đại học từ 3 – 4 năm. Cách gì đi nữa thì thời gian ngồi trên ghế học đường cũng có giới hạn nghiêm ngặt của nó. Để đi tiếp trên con đường học vấn trên đại học không phải ai cũng có điều kiện và hoàn cảnh cho phép. Tự học, tự bổ túc kiến thức, cập nhật hóa thông tin các mặt của một công dân hay của một nhà chuyên môn , không có con đường nào khác là tự học. Tự học để tự phát triển; bằng không là tự mình vô hiệu hóa.
  2. Tự học – con đường cứu giúp mỗi người trước mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khắc nghiệt, ngặt nghèo của cuộc sống cá nhân. Không phải ai sinh ra cũng được học hành, nhất là trong xã hội cũ. Không phải ai sinh ra cũng được đến trường. Có người không may mắn sớm phải bươn chải kiếm soongsl có người mang chí lớn lập thân nhưng hiện thực lại khắc nghiệt. Gorki, nhà đại văn hào của thế giới đã từng sớm nếm vị đăng cay của cuộc đời để nuôi thân và nuôi chí lớn. Biết bao vĩ nhân, danh nhân thế giới – niềm vinh hạnh cho loài người , đã thành đạt từ trong đấu tranh cách mạng và trong đấu trạn chống sự thất học bằng con đường tự học. Nếu nghiên cứu tiểu sử của các nhà khoa học xuất thân bình dân trong và ngoài nước , chúng ta sẽ thấm thía hơn sức mạnh kì diệu của tự học.
  3. Tự học là con đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi con người trên con đường lập nghiệp. Không ai thành đạt mà không có chí lớn. Chí làm chính trị cứu dân, cứu nước. Chí làm khoa học. Chí làm một nhà kinh tế… Muốn thực hiện được chí lớn thì phải nâng cau đức hạnh và học vấn. Muốn nâng cao học vấn thì ngoài việc học tập tại các nhà trường phải thường xuyên tự học. Tự học là biểu hiện của chí lớn lập nghiệp của mỗi chúng ta trên con đường hòa nhập vào cộng đồng. Chúng ta cìn nhớ cảnh học ngoại ngữ của Bác Hồ hồi còn trẻ, những ngày Người phải lênh đênh kiếm sống trên con tàu nơi biển cả trong những ngày xúc tuyết ở London. Chúng ta cũng không quên giây phút xúc động khi Bác tìm được Luận cương của Lê nin lúc Người đang tìm đường cứu nước. Các chiến sĩ cộng sản , nhiều người đến với cách mạng với vốn văn hóa nghèo nàn nhưng trong nhà tù họ đã tự học, vươn lên chiếm lĩnh tri thức nhiều mặt , kể cả văn hóa đã trở thành những nhà chính trị xuất sắc. Nguyễn Hiền với Trần Quốc Khái khi còn nhỏ, vì nhà nghèo , ban ngày phải làm việc , ban đêm liền bắt đom đóm về học, sau đều trở thành những vị quan to , có tài năng của đất nước. Gần gũi với chúng ta hơn là các nhà khoa học, nhà sư phạm quen biết của Việt Nam đã thành đạt theo con đường tự học . Các Giáo sư, Nhà giáo nhân dân như Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Trí Viễn, Lê Đình Kỵ….và tiếp theo sưu là cả 1 thế hệ những Giáo sư có tên tuổi của Việt Nam hiện nay cũng vươn lên bằng con đường tự học là chính. Có người là giáo sư danh tiếng nhưng vốn liếng bắt đầu chỉ là trình độ lớp 10 phổ thông. Có người cũng chưa hề đi tu ngiệp nước ngoài lần nào nhưng kết qur tự học đã được nhà nước và nhân dân công nhận và phong tặng các chức danh cao quý.
  4. Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người trên con đường học vấn thường xuyên của cả cuộc đời. Tâm lí hoạt động gần đây cũng như tâm lú học nhận thức vẫn thường nhấn mạnh đến tính năng động của chủ thể trong nhận thức hiện thực khách quan. Sư phạm học hiện đại đề cao nguyên lí học là công việc của từng cá thể . Tri thức thu nhận thông tin qua việc làm hay nói rộng ra thực chất của quá trình thu nhận tri thức phải là quá trình tư duy bên trong của bản thân chủ thể. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động nhồi nhét, áp đặt theo phương thức  thông tin – tiếp thụ. Quá trình tự học diễn ra theo quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức tự học diễn ra đúng quy luật của hoạt động nhận thức . Kiến thức tự học là kết quả của hứng thú, của tìm tòi, của lựa chọn của định hướng ứng dụng. Kiến thức tự học bao giờ cũng vững chắc bền lâu, thiết thực và nhiều sáng tạo. Các nhà tâm lí học hoạt động đã làm nhiều thí nghiệm cho thấy rằng kiến thức lí thuyế thu nhận được khi đưa vào một tình huống ứng dụng thường là rất lúng túng tuy kiến thức lí thuyết cần ứng dụng có khi chỉ là loại kiến thức rất thông thường như diêm có thể đốt cháy nến và nến nóng chảy thì trọng lượng cây nến thay đổi. Thế nhưng nhà tâm lí học Maiamin chứng minh rằng nhiều nhóm thí nghiệm vẫn không ứng dụng được tri thức sơ đẳng đó vào cuộc thí nghiệm cân bằng trọng lượng.
  5. Tự học đang trở thành chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Trong bản Thông điệp 97 của Tổng thống Mỹ Clinton khi nói về mục tiêu giáo dục lứa tuổi 8 tuổi, lứa 12 tuổi và tuổi đại học cũng nhấn mạnh đến khả năng tự học sau khi rời trường đại học. Không có nền giáo dục hiện đại liên tiếp nào ngày nay không nhấn mạnh đến nỗ lực cá nhân, vấn đề tự học , tự mình phát triển , tự mình giáo dục, tự mình điều khiển. Tốc độ thông tin ở cấp vũ trụ , nhu cầu luân chuyển tri thức diễn ra dữ dội trong cuộc vận hành cơ chế thị trường sôi động và khắc nghiệt . Cho nên khả năng thích ứng, hòa nhập , tự khẳng định cá nhân trong guồng máy văn hóa, kinh doanh lập nghiệp ngày nay đòi hỏi mỗi thành viên trong cộng đồng không ngừng tự bổ túc, học hỏi kiến thức bằng con đường tự học. Tự học là con đường tự khẳng định mình, là con đường sống, con đường thành đạt của mỗi ai muốn vươn lên đỉnh cao trí tuệ của mọi thời đại thông tin siêu tốc ngày nay.
  6. Tự học là chìa khóa vàng càng cần được mài sáng thêm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỉ XXI. Cũng có thể nghĩ rằng tự học là con đường dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và khoa học một cách có hiệu quả nhằm phát huy , tận dụng tiềm năng to lớn của mỗi thành viên cộng đồng trong sự nghiệp đi nhanh đón đầu lên đỉnh cao khoa học công nghệ hiện đại.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. CNH – HĐH đất nước càng phải là kết quả của ý chí nghị lực và trí tuệ cộng đồng người Việt nam. Muốn cho mỗi người có thể góp phần vào sự nghiệp vinh quang đó , không thể không huy động tiềm năng trí tuệ mỗi công dân, Dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục không chủ trên phương diện hưởng thụ giáo dục hay hiu động tiền của nhân dân mà còn là sự huy động chất xám cho giáo dục . Tự học, tự vươn lên trong cuộc sống và hoạt động xã hội của bản thân chính là con đường tích lũy và đầu tư chất xám trí tuệ cho sự nghiệp chung của đất nước trong vận hội mới ngày nay.

Tự học xét cho kĩ là một vấn đề then chốt của giáo dục – đào tạo đồng thời cũng là một vấn đề có ỹ nghĩa văn hóa, khoa học, xã hội và chính trị sâu sắc. Đề cao lòng tự trọng trong bối cảnh hiện nay của đất nước và thế giới , trong thế kỉ 21 là một cách nhìn vừa thực tế, vừa có ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, để kết thúc bài viết , tôi nghĩ rằng khi nhấn mạnh những ưu điểm và ưu thế của tự học, chúng ta không hề đối lập hay hạ thấp tác dụng to lớn của học đường chính quy, nhất là vai trò to lớn của những nhà trường hiện đại về phương thức đào tạo. Có nhà sư phạm nổi tiếng Nga đã từng nói bề một cách chí lí, đại ý là ai không được đài tạo một cách chính quy có hệ thống ở nhà trường thì  những lỗ hổng học vấn sẽ theo đuổi suốt cả một đời người. Tự học không thay thế được cho việc học chính quy và hệ thống. Song đó là chủ đề ở một bài viết khác.

(Phan Trọng Luận)

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.