Thế giới linh hồn trong “Trăm năm cô đơn”


Thế giới linh hồn trong “Trăm năm cô đơn”



Thế giới linh hồn

       Những linh hồn (còn gọi là hồn ma, oan hồn, ma, quỷ…) được con người hư cấu nên thể hiện trong các câu chuyện dân gian, chuyện ma hiện đại,cả những câu chuyện vỉa hè, truyền miệng… Chúng được tạo nên do trí tưởng tượng của con người trên một niềm tin tôn giáo, niềm tin về sự tồn tại của một thế giới khác – thế giới của những linh hồn đang tồn tại song song với thế giới này. Những linh hồn được nhắc tới với những điều linh thiêng, những bí ẩn không thể lí giải… tới nỗi nhiều người tin tưởng hồn ma là có thật, không phải do thêu dệt gì cả.

       Trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G.Macket, con người đời thường và những bong ma cùng sống chung trong một không gian. Những bong ma của Pruđenxiô Aghila, Menkyađet, Hôsê Accađio Buênđya… cùng đi lại, nói chuyện, giãi bày tâm sự vớí những người sống, cũng đi theo năm tháng như người thường. Dường như thế giới của họ không khác bao so với thế giới trần thế này.

      a. Bóng ma Pruđenxiô Aghila.

      -  Sau khi bị Hôsê Accađio Buênđya đâm chết, hồn ma của Pruđenxiô Aghila hiện về. Ucsula nhìn thấy hồn ma của Pruđenxiô Aghila: lúc thì đứng ngay bên cạnh chum. Anh ta đứng đó vẻ tái xanh, rầu rĩ, đang muốn dung nắm rơm cọ bát để nhét vào lỗ thủng nơi cổ họng; lúc ở trong nhà tắm đang dung bã lau vết máu đọng ở cổ; lúc mở vung nồi bếp. Hôsê Accađio Buênđya cũng nhìn thấy hồn ma của Pruđenxiô đang rửa vết thương trong phòng mình.

=> Những hành động đó đã khiến  Hôsê Accađio Buênđya và Ucsula dằn vặt và quyết tâm rời làng.

       - Hôsê Accađio Buênđya đi lập làng mới, bóng ma của Pruđenxiô Aghila vẫn tìm kiếm Hôsê Accađio Buênđya qua những linh hồn khác cho đến khi làng Macônđô có người chết đầu tiên- Menkyađêt thì mới tìm thấy ông bạn than một thuở nhưng không phải để trả thù. Hôsê Accađio Buênđya ngạc nhiên thấy rằng người chết cũng già theo năm tháng. Gặp nhau hồn ma và  Hôsê Accađio Buênđya nói chuyện với nhau đến sang, họ cùng chia sẻ cho nhau những nỗi chán chường, hồn ma Pruđenxiô Aghila một ngày 2 lần đến nhà nói chuyện với Hôsê Accađio Buênđya về gà chọi,  những chuyện về Aurêliano, cũng chính là người tắm rửa cho cụ… và là người vỗ vai gọi  Hôsê Accađio Buênđya đi về cõi bên kia.

  (Dẫn chứng trang 42, 102)

=> Pruđenxiô Aghila chết mà dường như chưa chết, vẫn tiếp tục cuộc sống trần thế của mình: cũng có những hành trình tìm kiếm, cũng già đi theo thời gian… thậm chí sống một cuộc sống tốt hơn.

          b. Bóng ma Menkyađêt.

          - Cũng giống như Pruđenxiô Aghila, Menkyađêt sau khi qua đời cũng không biến mất hoàn toàn, bóng cụ vẫn thấp thoáng đi lại trong các phòng.

          - Aureliano Sêgunđô gặp và nói chuyện với Menkyađêt khi vào phòng cụ. Căn phòng của cụ vẫn sạch sẽ sau khi cụ chết mặc dù không ai lau chùi, có thể hồn ma cụ già thông thái Menkyađêt đã không rời xa căn phòng trần thế của mình mà vẫn trú ngụ tại căn phòng đó và tiếp tục công việc nghiên cứu, sáng tạo khi còn sống của mình.

         - Aurêliano Babilonia cũng bắt gặp cụ trong phòng,  Menkyađêt dạy cậu vài điều, chỉ cho cậu chỗ mua được những cuốn sách. Đây cũng là lần cuối cùng cụ còn xuất hiện trên trần thế. Menkyađêt đã dần dần biến mất tới cõi vĩnh hăng.

=> Chết lại như chưa chết, từ thế giới này lại dẫn tới thế giới khác, thậm chí lại có một thế giới khác nữa mơ hồ hơn. Sự không khác biệt nhiều giữa sự sống và cái chết khiến cái chết ở đây nhẹ nhàng như một tất yếu.

( Dẫn chứng: Trang 98, 215, 390)

         c. Hồn ma của Hôsê Accađio Buênđya.

         - Hồn ma của Hôsê Accađio Buênđya cũng đi đi lại lại quanh quẩn trong nhà:
         + Ucsula gặp và nói chuyện với hồn ma dưới gốc cây dẻ, ánh mắt nhìn con trai- đại tá Aurêliano Buênđya, thông báo với vợ rằng nó sắp chết.

         + Đại tá Aurêliano Buênđya gặp hồn ma cha ở trong túp lều – xưởng sản xuất cá vàng, hồn ma đang ngủ vật vờ.

         + Phécnanđa gặp hồn ma Hôsê Accađio Buênđya: thấy bóng ma thỉnh thoang lại thẩn thơ ngồi trước cửa phòng cô để nghe Phécnanđa chơi đàn tiểu dương cầm.

( Dẫn chứng: Trang 273, 256, 294)

          d. Nữ thần chết.

          - Nữ thần chết hiện lên thông báo cho Aramanta biết trước cái chết của mình, tuy nhiên lại không thông báo cụ thể ngày tháng, giờ giấc. Chỉ cho phép cô may xong cho mình tấm khăn liệm thật đẹp.
(Dẫn chứng: Trang 309)

          e. Những hồn ma khác trong gia đình,.

          - Những hồn ma tập trung lại trong căn nhà gồm nhiều thế hệ:

          + Ucsula gặp lại bà cố nội Petronila Igoaran, bà mình là Trankinilan Maria Alacôkê, ông mình là Aurêliano Accađio Buênđya, cha mình - Aurêliano Igoaran, gặp lại mẹ, người anh họ có đuôi lợn, Hôsê Accađio Buênđya cùng những người con đã chết… tất cả ngồi trên những chiếc ghế dựa vào tường. Họ đến không như một cuộc viếng thăm mà như dự một đám tang, có lẽ là muốn thông báo trước cái chết của Ucsula sẽ không còn bao xa nữa.

         + Pila Técnêra gặp lại đại tá Aurêliano Buênđya vào những ngày cuối cùng trước khi chết với làn da vàng, người gầy còm.

         +  Aurêliano Babilonia và Aramanta Ucsula trong những cuộc thác loạn vẫn nghe thấy các bóng ma đi lại đánh thức: Họ nghe thấy Ucsula đang chiến đấu với các luật lệ…Hôsê Accađio Buênđya đang tìm kiếm chân lí hão của những phát minh vĩ đại; Phécnanđa đang lầm rầm đọc kinh; Đại tá Aurêliano Buênđya mải mê với những cuộc chiến tranh và những con cá vàng; Aureliano Sêgunđô đang kiệt sức vì cô đơn trong các cuộc vui nhậu nhẹt điên cuồng…

(Dẫn chứng: Trang 374, 430, 448)

         f. Những thầy thuốc vô hình.

         - Phécnanđa viết thư cho những thầy thuốc vô hình để hỏi về bệnh tình, cầu xin bình yên sau khi thấy những sự thay đổi bất thường về đồ đạc trong  nhà rồi những chiếc vòng biến mất …và nhận được thư hồi âm nói là Phécnanđa không có dấu hiệu bệnh tật gì cả.

(Dẫn chứng: Trang 379, 383, 395)

 => Giữa những người đang sống và những người chết- mà giờ đã là những bóng ma luôn có một mối liên hệ. Dường như cái chết chỉ làm thay đổi đôi chút trong cuộc sống của họ: họ vẫn đi lại, nói chuyện, làm những công việc mà khi sống họ hay làm. Những linh hồn, bóng ma đó đều là do trí tưởng tượng  của tác giả thêu dệt, xây dựng nên, đưa vào trong tác phẩm rất tự nhiên tới mức độc giả thậm chí không thắc mắc về sự hiện hữu, không nghi ngờ về tính kì ảo của nó mà cứ ngỡ đó là thật, thực sự tin tưởng vào sự tồn tại của thế giới linh hồn sôi động.

        Với đề tài: Cái huyền ảo trong tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn" thì Linh hồn chỉ là 1 luận điểm trong đề tài đó. Và ta xét thêm vai trò của yếu tố kì ảo trong "Trăm năm cô đơn" của G.A Market: 

Macket cũng như các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo luôn có một quan niệm “ Hiện thực không chi đơn thuần là những gì con người có thể nhin thẩy mà nó còn là thể giới tâm linh, tin ngưỡng tồn tại trong tiềm thức của nhân dân. Macket đã sử dụng các yếu tố kì ảo với rất nhiều các chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tạo ra một thể giới hư ảo, không có thật để che đậy kín đáo dụng ý, cảm quan của mình trước hiện thực của Côlômbia nói riêng châu Mỹ Latinh nói chung.

Các yếu tố kì ảo, dù mức độ tương quan, dạng biểu hiện có sự khác nhau nhưng cùng phục một ý đồ nghệ thuật, củng nhau làm thành một mắt xích quan trọng chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm. Với yếu tố kì ảo, Macket đã tạo cho minh nột con đường đi riêng bởi việc xây dựng nhân vật đời thường mạng màu sắc huyền thoại truyền thuyểt. Nhờ các yểu tố hoang đường, ki dị mà nhân xuất hiện lên sinh động, không khi của tiểu thuyểt nhờ đó đậm chẩt huyền thoại, lôi cuốn người đọc. Không chỉ vậy, bằng chính bút pháp “hiện thực huyền ảo" phong phú và đa dạng Macket đã xây dựng nên những nhân vật mang tinh biểu tượng và
khái quát được bản chẩt vừa thể hiện một quan điểm, một tư tưởng triết lí sâu xa về con người và cuộc đời.

Những chi tiết hoang đường được Macket lồng vào cuộc sống thiên nhiên tạo màu sắc cổ tich thần thoại trong cuộc sống hiện đại. “Trăm năm cô đơn” của Macket đã phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc châu Mỹ Latinh kể cả những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của họ.


Dưới ngòi bút của Macket, yếu tố kì ảo đã trở thành hạt nhân quan trọng để xây dựng nên thế giới nghệ thuật mới lạ và đặc sắc.



  - Phong Cầm - 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.