Tác phẩm Gô-đan của Prem Chan-đơ



Gô - đan


Gô đan là một trong những tác phẩm hay nhất của Prem Chan đơ và văn học Ấn Độ.

Nội dung: Câu chuyện xoay quanh ước mơ có 1 con bò cái của 1 bác nông dân nghèo. Bác Hô-ri muốn có con bò sữa nuôi trong nhà cho con cái có sữa uống để chóng lớn, cho gia đình khỏi khổ nhục. Ông cha bác từ ngàn xưa đã sống vì sữa và theo tập tục, thường quý mến bò cái, đời bác không có được nó thì là 1 cái nhục. Do đó, bác Hô ri đã chạy vạy tìm mọi cách mua cho được con bò cái. Nhưng có bò cái rồi, bao nhiêu tội vạ lại đổ xuống gia đình bác : nhà cửa tan nát, anh em cha con chia lìa, ruộng đất chẳng còn, nợ nần chồng chất, bò cái để lấy sữa cũng mất. Cuối cùng bác Hô ri chỉ còn 2 bàn tay trắng. Bác phải lìa quê hương để đi làm phu đập đá rồi vì cảm gió mà chết sau những ngày làm lụng vất vả. Bác chết rồi , bọn thầy tu còn bắt vợ bác theo đúng tục lệ nộp con bò cái cúng thầy Bà la môn. Vợ bác không có bò nộp, phải gục xuống chân thầy tu chịu tội. Thế là con bò thần ấy vẫn tiếp tục làm khổ linh hồn bác và những người thân còn sống của bác.

Hô ri chính là 1 điển hình của người nông dân Ấn Độ trong xã hội thuộc địa phong kiến mang nặng đầu óc mê tín và sùng đạo. Bác Hô ri mang nhiều đức tính tốt cổ truyền của nhân dân lao động Ấn Độ : cần cù, chất phác, hiền hậu , biết yêu thương vợ con và gia đình, đoàn kết vs bạn bè, hàng xóm láng giềng và sẵn sàng giúp đỡ những người cùng khổ như bác.

Nhưng dù bác cố sức làm lụng đến đâu đi chăng nữa cũng ko sao cứu nổi đời bác và vợ con. Bác chịu đựng, hi sinh đến mức nào đi nữa , cuộc sống gia đình bác vẫn không sao yên ổn được. Có bò cái để vắt sữa là mơ ước bình thường, tự nhiên nhất của người nông dân nghèo như bác. Nhưng bác có thỏa mãn được mơ ước ấy đâu. Trái lại, vì 1 ước mơ nho nhỏ đó mà dẫn đến 1 chuỗi các sự việc đau đớn khác.

Theo dõi số phận Hô ri, lòng ta thật xót xa , quặn đau và căm thù cho xã hội kì quặc , khủng khiếp của đất nước Ấn Độ trước đây. Chung quanh Hô ri còn có nhiều nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Ấn Độ như : Đanya - vợ bác Hô rri , con trai bác, Xelya- một cô gái hạ đẳng làm thuê, làm mướn .

Bác Đanya tuy ko vượt khỏi điều kiện xã hội nhưng luôn luôn đấu tranh trực diện, kiên quyết chống lại bọn thống trị áp bức , bóc lột ở trong làng, khiến chúng phải e dè vs bác. Mặt khác, Đanya có một tình thương vô bờ bến vs chồng con, vs những người cùng cảnh ngộ, vs phụ nữ, trẻ em. Bác đã vượt khỏi lễ giáo và thành kiến hủ lậu, nhận Julia về làm dâu, nhận Xelya ở vs mình và bảo vệ tình yêu trong sáng thủy chung của họ, mặc  cho hàng xóm chê cười, ngăn cản. Hiểu được tính cách vợ, bác Hô ri nói : “ Miệng thì như dao kéo nhưng lòng thì dịu dàng như đường mật”.

Julya, Xelya là những cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng do ko chịu tuân theo lễ giáo, chống lại bọn tăng lữ Bà la môn dâm ô, vô đạo đức mà fai chịu nhiều đau khổ. Prem Chan đơ đã miêu tả tầng lớp phụ nữ cùng đinh này vs tất cả tấm lòng trìu mến của mình.

Gô ba- con trai Hô ri là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên nông thôn và sau này trở thành 1 công nhân thành thị , biết đấu tranh và phản kháng, có chí tiến thủ , sớm bnhaanj ra bản chất và thủ đoạn của giai cấp bóc lột, căm thù chúng. Anh đấu tranh trực diện vs bọn địa chủ, bọn cho vạy nặng lãi ở trong làng và tham gia các cuộc đình công của công nhân thành thị. Gô ba nhận thức rõ “Phải can đảm , thông minh định đoạt lấy số phận của mình, nếu con người ko đấu tranh để tự bảo vệ mình thì ko có 1 sức mạnh huyền bí nào có thẻ giúp mình được đâu”. Nhưng đấu tranh ntn là điều Gô ba chưa biết rõ được. Chỉ biết răng con đường anh đi ko fai là con đường bất bạo động theo kiểu đình công mà anh đã tham gia, nó ko đưa lại kết quả cụ thể nào khi những kẻ cầm đầu đã thỏa hiệp vì hèn nhát, vì sợ đổ máu.

- Giá trị hiện thực của tác phẩm: “Gô đan” phản ánh chân thực bộ mặt của giai cấp thống  trị và bản chất các giai cấp khác trong xã hội Ấn Độ thời thuộc Anh. Cuộc sống ti tiện, giả dối, trục lợi, bất nhân của tầng lớp thượng lưu, tầng lớp con buôn tư sản , tầng lớp tai to mặt lớn trong xã hội đều phơi bày dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của Chan đơ.

“Gô đan” còn phản ánh bản chất tầng lớp tiểu tư sản trí thức  Ấn Độ qua nhân vật Metal- giáo sư triết học, Manti- nữ bác sĩ, những ng có tư tưởng tiến bộ , luôn tìm lí tưởng cũng như cảm thông vs cảm cảnh đau khổ của nhân dân lao động, từng tham gia đấu tranh cải thiện sinh hoạt cho nhân dân lao động, nhưng hướng hoạt động của học mới chỉ dừng lại ở con đường cải tạo xã hội 1 cách ôn hòa mang tính chất ko tưởng mà thôi.

=>  Giá trị lớn của “Gô đan” là ở sức tố cáo mãnh liệt chế độ người bóc lột người, vạch trần bản chất xấu xa bẩn thỉu của xã hội thuộc địa và fong kiến. Tác phẩm đã gop phần vào tiếng nói chung của fong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và thê giới. Đây cũng là 1 tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc trong văn học hiện đại Ấn Độ.

- Phong Cầm-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.