Phân tích tính giai cấp trong văn học VN trước 1975


Phân tích tính giai cấp trong văn học VN trước 1975



Tính giai cấp là 1 thuộc tính tất yếu của văn học, thể hiện qua tổng hòa các đặc điểm về đề tài, chủ đề, tư tưởng cúng các biện pháp nghệ thuật phản ánh lợi ích, ý thức, tư tưởng, tình cảm, tâm lí cách sống của 1 tầng lớp, giai cấp nhất định.

Tính giai cấp nói lên sự quy định  tất yếu của hệ tư tưởng giai cấp đối với sáng tác văn học. Dù có hoặc chưa có ý thức về quyền lợi , địa vị của giai cấp mình, nhà văn bao giờ cũng phản ánhđời sống xã hội theo quan điểm của 1 giai cấp nhất định. Khi nhà văn giác ngộ quyền lợi sâu sắc về quyền lợi và địa vị của giai cấp mình, sử dụng văn học như là vũ khí đáu tranh cho thắng lợi của 1 khuynh hướng tư tưởng nào đó thì tính giai cấp phát triển thành tính đảng.

Khái niệm tính giai cấp có ỹ nghĩa xác định bản chất xã hội của văn học., theo quan điểm xã hội học. Để xác định tính giai cấp phải xuất phát từ nội dung khachs quan của tính văn học chứ không phải từ thành phần giai cấp của nhà văn. Nó thể hiện trước hết ở khuynh hướng tư tưởng tác phẩm phù hợp vs nhu cầu tâm lí của 1 giai cấp nhất định. Không fai lúc nào nhà văn cũng phục tùng tâm lí của giai cấp mình. (ví dụ như Nguyễn Du đứng trên lập trường giai cấp quan lại, tầng lớp trên trong xã hội song lại viết về những con người có số phận đau khổ..). Quan điểm nhân đạo về thế giới của nhà văn được hình thành trực tiếp trong quan sát và thể nghiệm cuộc sống. , trong phong trào đấu tranh của nhân dân thường tạo cho họ khả năng vượt qua được sự chật hẹp trong quan điểm giai cấp của mình. Do thực tế đấu tranh và sinh tồn phức tạp các giai cấp không ngừng tác động vào nhau tạo nên tính giai cấp trong ý thức con người cà do đó tính giai cấp trong văn học thường là không thuần nhất . Nó là 1 hiện tượng xã hội, lịch sử phức tạp.

Văn học giai đoạn trước 1975 mang tính giai cấp cũng là 1 tất yếu nhất là trước 1975 – xã hội phân chia nhiều tầng lớp hơn cả, tính giai cấp thể hiện rõ rêt hơn cả. Văn nghệ là hình thức phản ánh cuộc sống Tính giai cấp trong văn nghệ không fai cái gì khác mà chính là tính giai cấp trong thực tiễn xã hội được ý thức bằng văn nghệ. Nhà văn là 1 con người trong xã hội, cá nhân trong xã hội bao giờ cũng thuộc về 1 giai cấp nhất định không thể là thành viên siêu giai cấp. Nhưng nhà văn không chỉ là 1 cá nhân bình thường, họ là người nghệ sĩ rất nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống. , tính giai cấp ở họ do vậy càng sắc bén.

ð     Phân tích yếu tố hiện thực khách quan, chủ quan  người nghệ sĩ.
(ví như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: trong tình hình đất nước có giặc ngoại xâm, thân là vương gia quý tộc, thuộc tầng lớp trên -> lời lẽ trang nghiêm uy lực mà cũng đầy thuyết phục; các nhà văn cách mạng hết sức ca ngợi Đảng, Bác Hồ cũng như nêu cao vẻ đẹp người chiến sĩ trong chiến đấu…=> từ quan điểm giai cấp vô sản, đấu tranh cho quyền lợi giai cấp mình, kêu gọi nhân dân đi theo CM..)

Biểu hiện tính giai cấp trong văn học, cụ thể ở:

-          Đề tài: Các nhà văn mang ý thức hệ PK đề tài thiên về sự “cao quý”, “thanh nhã” , trong đó thường xuất hiện hình ảnh của tùng, cúc, trúc , mai’ “tứ linh” : long, li, quy, phụng.

-          Tư tưởng chủ đề nêu trong tác phẩm: Ví như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, trong 1 số tác phẩm cuả mình thường đề cập đến quan hệ địa chủ - nông dân, tư sản – vô sản, đồng thời nêu ra cách giải quyết nửa mùa, ko thể có trong thực tiễn: địa chủ/ tư sản bỏ tiền ra cho người nghèo 1 cuộc sống sung túc. Cái vỏ mị dân này ngược lại vs thực tế , ngược với con đường cách mạng mà người cộng sản VN đã vạch ra cho quần chúng nhân dân. Ngược lại, những Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…đứng trên lập trường tiểu tư sản tiến bộ kiên quyết bênh vực quyền lợi người nông dân nghèo, vạch trần những đen tối, bất công, áp bực đè lên người họ, phơi bày, đả kích bộ mặt xấu xa của bọn đại chủ cường hào PK.

-           Xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật lí tưởng. Ý thức hệ pk lấy người quân tử làm trung tâm hoặc những liệt nữ, trượng phu, tiết phụ…những người mang nặng đạo đức và lễ giáo pk  trong mình. Giai đoạn khủng hoảng của nhà nước pk thì ngược lại, ca ngợi những con người “phi quân tử”, đó là những “nghịch tử” như: Từ Hải, Lí Quỳ, Thúy Kiều… Văn học vô sản ca ngợi nhân vật giác ngộ lí tưởng cachs mạng và hình ảnh người chiến sĩ cộng sản (tác phẩm của Tố Hữu, Nguyễn Trung Thành, HCM, Nguyễn Đình Thi…)

-          HÌnh thức, biện pháp nghệ thuật: mĩ học pk mang tính chất quy phạm nên văn học chia ra 2 loại: cao quý và thấp hèn, quy định ngặt nghèo trong thể loại…

=> Tóm lại, tính giai cấp trong văn học không phủ nhận chủ nghĩa nhân đạo mà nâng nó lên  theo con đường chân chính Điều này càng được làm sáng tỏ khi trình bày về ĐCS , biểu hiện tập trung cao độ của giai cấp công nhân  trong Chủ nghĩa xã hội.

- Phong Cầm- 







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.