Bí quyết làm văn nghị luận xã hội


Bí quyết làm văn nghị luận xã hội

Trần Đình Sử

(Nội dung trích từ lời giời thiệu cuốn sách Tuyển tập đề bàivà bài  văn nghị luận xã hội, tập 1)

Nghị luận xã hội trong nhà trường trung học xoay quanh các vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống gần gũi đối với tuổi trẻ, bày tỏ ý kiến ,suy nghĩ về 1 hiện tượng tốt hoặc xấu trong đời sống xã hội. Trong các bài văn nghị luận xã hội ở nhà trường, các em cần phát biểu những suy nghĩ nghiêm tức, chín chắn của mình về 1 vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra cho mình , lứa tuổi mình, không thể phát biểu tùy tiện như trong sinh hoạt hàng ngày.

Bài văn nghị luận xã hội trước đây đòi hỏi người viết phải bày tỏ được quan điểm của mình :

+  Tư tưởng trong bài văn nghị luận phải là tư tưởng phù hợp với đạo lí, lẽ phải, thể hiện trách nhiệm của người viết đối với đất nước, gia đình, xã hội, con người.

+ Tư tưởng trong bài viết nghị luận xã hội phải thể hiện nhiệt tình xây dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp, lên án, phê phán các hành vi trái đạo đức, trái lẽ phải, có hại cho đất nước, xã hội và văn hóa Việt Nam.

+ Tư tưởng trong bài nghị luận phải là tư tưởng có cơ sở khách quan, góp phần làm sáng tỏ vấn đề có ý nghĩa thực tế.

+ Tư tưởng trong bài văn nghị luận phải là tư tưởng chân thật, tự nhiên của học sinh, không phải là tư tưởn sao chép từ tài liệu với những sáo ngữ cũ mòn.

+ Tư tưởng trong bài văn nghị luận phải được diễn đạt thành những luận điểm, tức là những câu văn thể hiện tập trung cho một tư tưởng.

Chẳng hạn: 1. Tuổi trẻ là tuổi học tập và rèn luyện; 2. Phải tôn trọng giữ gìn tài sản công cộng; 3.Trẻ em có quyền được vui chơi….

Luận điểm thứ nhất hướng tới một số bạn trẻ chưa có ý thức học tập và rèn luyện , phí phạm thời gian trong những cuộc chơi vô bổ và có hại.

Luận điểm thứ 2 hướng tới một số bạn trẻ , một số công dân chưa có ý thức , vì nghịch ngợm, hiếu động hay vì món lợi nhỏ mà phá hoại tài sản đắt giá của cộng đồng.

Luận điểm 3 xuất phát từ thực tế là  trẻ em của chúng ta còn quá thiếu những sân chơi, trò chơi; ít được tổ chức đi tham quan, du lịch.

Mỗi câu như thế là 1 tư tưởng, một đòi hỏi, 1 nguyện vọng, quyền lợi cần được khẳng định, cần được trình bày để thuyết phục mọi người tin theo, làm theo. Tư tưởng ấy phải tõ ràng, lành mạnh , trong sáng, có tính xây dựng. Tán thành cái gì, không tán thành điều gì đều phải có lí do xác đáng. Điều gì  đúng, điều gì sai phải được chỉ ra cụ thể , nêu dẫn chứng có thuyết phục . Tinh thần làm văn nghị luận trong thời đại phát huy tính chủ thể của học sinh đã khác trước. Học sinh là chủ nhân của đời mình, chủ nhân của tương lai của đất nước. Đối với các vấn đề nghị luận xã hội trong đề bài, học sinh phải nêu được suy nghĩ chân thực của mình, tránh viết những điều công thức, sáo rỗng, vay mượn mà xa lạ đối với chính mình. Mỗi luận điểm như thế là 1 điểm sáng, 1 con mắt của bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận mà thiếu luận điểm thì dù có viết như thế nào thì người đọc vẫn cảm thấy tối mù. Cho nên, sau khi tìm hiểu đề văn rồi thì việc đầu tiên  là cần xác định luận điểm, diễn đạt luận điểm cho rõ ràng, dứt khoát. Luận điểm ấy là sợi chỉ đỏ, là cái xương sống của bài văn nghị luận . Các em nên nhớ rằng xác lập được luận điểm rõ ràng rồi bài văn coi như đã có phương hướng, đã có nội dung.

[=> “Luận điểm – linh hồn của 1 bài văn nghị luận”: Đó là những tư tưởng, quan điểm chủ trương, đánh giá củ người viết được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định ] (Phong Cầm)

Bước tiếp theo là cần biết cách lập luận. Lập luận tức là xây dựng mối liên hệ logic giữa giữa luận điểm với lĩ lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định, chứng minh cho luận điểm toàn bài.
Chẳng hạn, ta chọn luận điểm :”Phải tôn trọng, giữ gìn tài sản công cộng”. Thì công việc ta cần làm là:

+Giải thích vì sao cần giữ gìn các tài sản ấy?
+ Những ai có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ ?
+ Bảo vệ, giữ gìn ntn?
+ Nêu 1 số hiện tượng cụ thể về việc phá hoại tài sản chung như: ném đá lên đoàn tàu đang chạy, tháo thanh sắt ở đường ray tàu, thanh giằng cầu để đem bán sắt vụn, vẽ bậy lên cầu vượt, hái hoa trong triển lãm hoa…  Những hiện tượng, hành vi như vậy khiến chúng ta thấy xấu hổ vì tình trạng thiếu văn hóa của 1 bộ phận đồng bào ta, trong đó có những bạn trẻ.
+ Khẳng định: hiện tượng đó cần được xã hội, nhà trường và đông đảo học sinh, bạn đọc quan tâm, như thế luận điểm của bài văn sẽ có cơ sở thực tế, dễ được mọi người đồng tình.

[ => Để bài văn có sức thuyết phục cao, người viết cần đưa ra những lí lẽ. những lập luận, các bằng chứng tiêu biểu, xác đáng. Lí lẽ, lập luận giúp người đọc hiểu con vằng chứng khiến người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Một khi đã hiểu được và tin được tức là đã bị thuyết phục. Lí lẽ, lập luận trong bài văn nghị luận muốn chặt chẽ phải xuất phát từ một chân lí hiển nhiên hoặc 1 ý kiến đã được nhiều người thừa nhận. Những ý kiến ấy thường là của những cá nhân có uy tín – các lãnh tụ, dnh nhân , các nhà  , nhà khoa học, nhà văn hóa lớn.. Lí lẽ của bài văn thể hiện ở hệ thống các luận điểm của bài viết, còn lập luận là cách thức trình bày lí lẽ,cách dẫn dắt và cách nêu vấn đề của người viết ]

Mỗi vấn đề triển khai thành 1 đoạn văn, giữa chúng cần có những từ liên kết. Quá trình lập luận cũng là quá trình lập dàn ý của bài văn.

Sau khi có dàn ý rồi thì viết bài. Viết bài không đơn giản chỉ là diễn đạt, mà phải thực hiện các yêu cầu lập luận của bài văn. Người viết bài văn nghị luận không phải lấy tư cách 1 tổ chức mà viết như là viết xã luận mà nên xuất phát từ hiểu biết cả mình, lấy tư cách của mình – 1 công dân nhỏ tuổi biết quan tâm đến đất nước, xã hội. Chẳng hạn, khi giải thích tài sản công cộng là gì? Không cần nói chung chung, trừu tượng là “tài sản của nhân dân”, “tài sản xã hội chủ nghĩa” mà chỉ cần nói đó là tài sản cần thiết cho cuộc sống chung của mọi người, đối vs bất kì ai…Chọn được tư thế, chỗ đứng thì các em sẽ có cách nói thích hợp và lời nói đó sẽ có sức thuyết phục. Lời văn nghị luận cũng cần viết 1 cách tự nhiên, linh hoạt như đang trao đổi suy nghĩ vs các bạn đồng trang lứa, tránh lên gân, bắt chơpcs giọng người lớn. Lời văn cần giàn dị, sinh động, tối kị dùng những từ ngữ xa lạ, đặc biệt là những từ ngữ mà mình không hiểu, hoặc đưa những từ ngữ bằng tiếng nước ngoài vào bài văn một cách không cần thiết.

Bài văn nghị luận không chỉ có luận điểm đúng, có ý nghĩa, lập luận chặt chẽ, mà còn phải chú ý bố cục hợp lú. Bài văn thường có 3 phần: MB, TB, KB. Hình dung bài văn như 1 cuộc trò chuyện, 1 cuộc phát biểu ý kiến trước mọi người thì nên có cách mở bài thích hợp. Trong phần MB. Tìm cách đưa ngay vấn đề cần bàn và luận điểm chính cho người đọc thấy, sau đó phần thân bài lần lượt trình bày , giải quyết. Phần kết bài không nên đơn giản chỉ là “tóm lại” cái điều đã nói ở phần mở bài mà nên mở rộng ra, nhìn về triển vọng tương lai, hoặc nêu đòi hỏi trách nhiệm đối vs người đọc, khuyên nhủ hay mong mỏi đối vs mọi người.

Văn nghị luận là văn nói lí , nhưng xét cho cùng, nó không bao giờ chỉ thuần túy là nói lí, bời vì trong lí có tình, tình cảm của người viết, tình cảm đối vs người đọc, tình cảm đối vs vấn đề đem bàn. Vì thế văn nghị luận cũng có màu sắc tu từ, nếu biết diễn đạt 1 cách cảm xúc, hình ảnh nhất định sẽ tăng thêm hiệu quả thuyết phục cho bài văn….

(Hà Nội ngày 20/ 05/ 2009)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.