Phân tích 1 đoạn trong bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm


Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im...(Tạ Hữu Yên). Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này trong lòng tôi lại gợi nên nỗi xốn xao da diết ! Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là Đất Nước. Tôi mơ hồ chưa hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm ! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “Đất Nước”.
 Qua những vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm giúp tôi nhìn ra chân dung của đất nước. Bình dị và trong sách, hồn hậu và nhân ái, nghèo khổ nhưng oai hùng. Có lẽ chính những điều ấy đã khơi gợi cảm hứng cho các bài thơ, đã gieo vào lòng từng nhà thơ bao suy tư và trăn trở. Từ cảm xúc của những ngày sống hết mình với chiến đấu, từ vốn tri thức khá phong phú của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên những vần thơ – những cảm nhận mới mẻ của mình về đất nước

 Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
Khi 2 đứa nắm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta nắm tay mọi người
Đất nước ven tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên đất nước muôn đời...

 Trong 9 dòng thơ, Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của mình về đất nước . Nếu ở đoạn thơ trước đó, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hóa dân tộc hàng nghìn năm qua thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng chung, cá nhân – cộng đồng, sự nối tiếp giữa các thế hệ. Khổ thơ mở đầu bằng 1 lời khẳng định

 Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần đất nước

 Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương , Tổ quốc, dân tộc...luôn là những khái niệm trừu tượng . Với nhà thơ trẻ đang đối mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt bảo vệ Tổ quốc , giang sơn này thì đất nước thạt gần gũi, thân thiết, cho dù trong văn học điều này không phải là mới. Ca dao, dân ca không ít những câu hát :

 “Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”

 Quê hương là tất cả những gì gắn bó với con người. Đó là người ta yêu tha thiết, là buổi sáng làm đồng; là miếng cơm, cái cá...Cái mới mà Nguyễn Khoa Điềm phát hiện ra đó là đất nước ở trong chính mỗi con người, trong mỗi chúng ta “Trong anh và em hôm nay đều có một phần đất nước/ .../ Đất nước là máu xương của mình”. Nhận thức rất mới này được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác , mở rộng ý ban đầu từ cái chung đến ý thức từng cá nhân : Khi 2 đứa nắm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta nắm tay mọi người ất nước ven tròn to lớn Hai cặp câu thơ mang cấu trúc giống nhau “Khi....Đất Nước...” , đó là lời khẳng định kết quả nhận thức về một chân lí. Bốn dòng thơ chỉ có một hình ảnh lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: “cầm tay” diễn tả sự chân thiết, tin cậy, yêu thương gắn bó lâu dài với nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những từ chỉ mức độ hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn. Nên, do vậy, câu thơ dù rất giản đơn, ý tứ không phải đặc sắc nhưng lại rất chân thành, mang sức nặng của tình cảm. Và, hơn cả, nó mang ý nghĩa sâu xa hơn đó là đất nước ko là 1 khái niệm trừu tượng , càng ko phải 1 giá trị bất biến, có sẵn, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi con người với đất nước. Nhà thơ lại tiếp tục mạch suy nghĩ, cảm xúc về đất nước ở tương lai.

 Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng

 Đất nước lịch sử, đất nước hiện tại và đất nước tương lai. Mỗi thế hệ lại góp phần dựng góp làm đất nước mãi trường tồn. Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt bấy giờ, câu thơ trên còn mang theo cả hy vọng, khát vọng bề đất nước hòa bình, tương lai tươi đẹp và hơn thế nữa. Cuối cùng, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước :

 Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên đất nước muôn đời...

 Câu thơ theo kiểu suy luận « Đất nước là... » nêu lên 1 tiền đề, từ tiền đề đó lại khẳng định « phải biết...phải biết ....để làm nên » Chất duy lí trong câu thơ không mang tính chất lên gân là còn trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Sau nhiều suy nghĩ về đất nước nhà thơ lại khẳng định đất nước là máu xương mình, là sự sống, là một phần linh hồn của mình. Đó là là 1 điều thiêng liêng, cao cả, vì thế mỗi người cần fai biết « gắn bó và san sẻ », san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau, hóa thân để dâng hiến. Thời bình , là dâng hiến sức lực ; thời chiến đó là dâng hiến sự sống của mình. Sự dâng hiến đó, trong suy ngẫm của nhà thơ chính là cuộc hóa thân. Bóng dáng mỗi con người đã làm nên bóng dáng đất nước, làm nên quê hương, xứ sở. Không có sự hóa thân kia, đất nước làm sao trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời. Những câu thơ vang lên giống như một sự thúc giục, tiếng gọi tha thiết từ trái tim làm lay động lòng người. Có phải chăng đây chính là tiếng gọi quê hương đã làm cho bao lớp thanh niên hồi ấy tình nguyện lên đường, mang theo tuổi trẻ, mang theo nhiệt huyết, khí thế tuổi trẻ bảo vệ đất nước không màng sự hi sinh...

Đoạn thơ là phần hay nhất trong chương « Đất nước » của Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng 1 giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyền về đất nước đối vs mỗi người là câu chuyện từ trái tim, vừa thiêng liêng, vừa cao cả, gắn bó thân thiết. Những suy nghĩ và tình cảm ấy đã lay động trách nhiệm cao cả trong mỗi con người cần thiết hi sinh vì Tổ quốc.

 Ngày nay đất nước đã sạch bóng quân thù nhưng trách nhiệm của mỗi công dân không hề giảm đi. Chúng ta cần nỗ lực xây dựng đất nước hơn nữa để xứng đáng với những gì ông cha đã làm để có thể gây dựng và bảo về đất nước này.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.