Thủy triều

Nhịp thở của hành tinh – Thủy triều
Thủy triều gây ra do sự dao động mực nước của đại dương và thường được truyền từ khơi vào bớ , do đó, mỗi ngày ta thường thấy bãi biển khi thì ngập trong sóng nước, khi thì cạn khô, phơi ra dưới ánh nắng mặt trời. Bãi triều khi khô, khi cạn xảy ra rất đều , có nơi một lần, có nơi hai lần trong ngày và lần nước kế sau thường muộn hơn lần nước kế trước đó 54 hoặc 27 phút, tương ứng với số lần nước lên trong ngày . Ở những khoảng cách xa hơn trong vũ trụ, nhìn về Trái Đất, dường như ta thấy mặt đại dương lúc nâng cao, lúc hạ xuống phập phồng như lồng ngực thở đều vậy.
Thủy triều được tạo ra bởi lực hấp dẫn của các hành tinh, song trước hết là của Mặt Trăng, Mặt Trời, những thiên thể gần nhất với chúng ta. Trong hệ thống Trái Đất, 3 thiên thể này tác động lên nhau làm cho chúng biến dạng , tuân theo định luật Vạn vật hấp dẫn được Newton khám phá ra khi vô tình quả táo rơi trúng đầu ông. Sự biến dạng của trái Đất dễ nhận biết nhất chính là sự dao động mực nước trên các đại dương. Trong mối tương tác này , Mặt Trời và Mặt Trăng đều có những đóng góp riêng của mình , song Mặt Trời , mặc dù về khối lượng đồ sộ hơn Mặt Trăng nhiều lần nhưng lại ở cách hành tinh chúng ta khoảng 390 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Do vậy, Mặt Trăng hay chị Hằng, một vệ tinh nhỏ bé, kiều diễm của trái Đất lại có sức hấp dẫn mãnh liệt hơn nhiều và trở thành động lực chính làm cho Trái Đất phải xao xuyến đến mức hồi hộp , thở phập phồng theo ngày tháng và theo mỗi bước chân của chị lướt qua.
Trong hệ thống Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất, mỗi thiên thể đếu quay theo quỹ đạo của riêng mình. Chị Hằng mỗi lần du ngoạn quanh Trái Đất hết gần 28 ngày, còn Trái Đất đi hết quãng đường quanh Mặt Trời phải mất 365,25 ngày. Trên con đường rong ruổi vô tận ấy, trong một tháng âm lịch hay đúng hơn là 28 ngày , thủy triều trên các đại dương có 2 lần dao động nhỏ nhất , lien quan vị trí của Mặt Trăng , Mặt Trời, Trái Đất di chuyển trong vũ trụ.
Thủy triều trên đại dương thực tế dao động không lớn , song khi truyền vào bờ làm cho mặc nước thay đổi đáng kể . Chẳng hạn, ở bờ biển Quảng Ninh , mực nước biển có thể lên , xuống trong khoảng trên 4m vào những ngày triều cường. Ở cửa Fandi (Canada) mức nước triều đạt đến con số kỉ lục – 18m. Do vậy , ở đấy người ta đã xây dựng một nhà máy điện chạy bằng năng lượng thủy triều , nguồn năng lượng sạch của tương lai. TRên hành tinh không phải chỗ nào cũng có hiện tượng thủy triều . Nhiều nơi như Địa Trung Hải, biển Bantic do không gian không lớn, lại hầu như cách biệt với đại dương nên sự dao động mực nước triều rất nhỏ, khó có thể phát hiện được. Chúng được xem như những biển không có thủy triều.
Chế độ thủy triều ở các vùng biển khác nhau cũng rất khác nhau phụ thuộc vào vị trí địa lí và điều kiện địa hình. Trong 24h, tùy từng nơi, ta thấy ở vùng ven biển có một hoặc 2 lần 24h, tùy từng nơi, ta thấy ở cùng ven biển có một hoặc 2 lần nước lại rút về biển.
Nơi nước chỉ lên 1 lần và xuống 1 lần trong ngày là nơi chế độ nhật triều , còn nơi nước lên 2 lần và xuống 2 lần trong ngày là nơi có chế độ bán nhật triều. Hơn thế nữa , chế độ thủy triều trên các vùng biển khác nhau cũng rất buieens đổi dưới nhiều dạng, từ chế độ nhật triều hay bán nhật triều đều, nghĩa là sóng triều dao động rất đều đặn theo những pha hay những khoảng thời gian xác định trong một chu kì thủy triều, đến chế độ nhật triều hay bán nhật triều không đều và những dạng chuyển tiếp của chúng.
Thủy triều của biển Đông mang nhiều nét độc đáo và phức tạp so với các vùng biển và đạo dương khác trên thế giới. Ở đây, ta cũng gặp các dạng thủy triều khác nhau: nhật triều đều ( hòn Dấu ) , bán nhật triều đều ( cửa biển Thuận An), nhật triều không đều và bán nhật triều không đều. Bán nhật triều thường không phổ biến trong các vùng của biển Đông mà chỉ xuất trong phạm vi hẹp ở một vài nơi như eo biển Đài Loan, xung quanh biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Ngược lại, khu vực nhật triều ít thấy ở các vùng biển và đại dương thế giới chiếm một diện tích khá rộng. Ở một số vùng như vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan và một số nơi khác ở biển Đông, chế độ nhật triều không đều xuất hiện khá phổ biến.
Hoạt động của thủy triều đóng vai trò quan trọng trong đời sống của biển cũng như trong mọi hoạt động sản xuất của con người. Bởi vậy, cư dân ở vùng ven biển thường ngắm trăng để đoán con nước , bấm giờ để đưa thuyền ra vào các luồng lạch và dong buồn ra khơi.
Mỗi lần triều lên, con nước ồ ạt đổ bờ. Nước dồn vào các cửa sóng để gây ra sự xâm nhập mặn vào ddaaats liền , mở ra những “ đại lộ” để nhiều loài sinh vật biển theo đó di cư sâu vào các cửa sông để sinh sản, kiếm ăn. Nước lên, các bãi triều ngập trong sóng nước .
-
Sinh vật trong thủy triều
Những loài hầu sò, cua ốc, giun biển sống trong các hang hốc dưới đáy bùn ngoi lên bề mặt kiếm ăn , những cây rừng ngập mặn như reo vui khi nước triều len lỏi qua mỗi gốc cây, chùm rễ. Triều xuống , mực nước giảm dần , các dòng sông lại hối hả mang nước ngọt và phù sa từ sông ra biết, những loài sinh vật biển lại vội vã rời khỏi vùng cửa sông , còn những loài nước ngọt lại theo gót dòng lục địa tràn xuống vùng thấp của hạ lưu để kiếm mồi . Bãi triều lại được phơi ra , những con hầu sò, cua ốc, giun biển…lại vùi mình vào các lớp bùn đáy , những đàn chim nước lại theo nước triều tràn ra kiếm ăn. Cứ như vậy theo năm tháng, hoạt động của thủy triều đã khắc sâu vào đời sống của các sinh vật vùng triều dấu ấn đặc sắc của mình. Đó là cách sống có nhịp điệu , một nhịp điệu , một nhịp điệu rất nghiêm ngặt được xem như chiếc đồng hồ sinh học. Chẳng thế , một số loài cua , còng sống trên các bãi triều luôn thay đổi màu sắc bộ “áo khoác” của mình: khi nước lên thân còng có màu vàng , sáng, nhưng khi triều rút thân trở nên thẫm lại nhờ sự xuất hiện trên mai , trên còng những sắc tố màu đen . Hoạt động đổi màu của còng theo thủy triều được điều tiết bởi một loại hoocmon chứa trong cuống mắt . Nếu ta đem còng đến 1 địa điểm không có thủy triều , xa khỏi nơi vốn sống của nó, màu sắc trên thân vẫn biến đổi theo lịch trình cũ của thủy triều. Còng chỉ quên đi giờ giấc “thay đổi xiêm áo” của mình sau dăm ba tháng.
Một hiện tượng kỳ diệu khác người ta cũng bắt gặp trong sự sinh sản của loài cá suốt sống ở vùng biển Califonia , liên quan chặt chẽ với hoạt động của thủy triều . Trong những đêm không trăng, khi nước lớn cực đại của kì triều cường , đàn cá thành thục theo nước lên tận đỉnh triều sinh sản . Ở đấy con đực dùng đuôi khoét đất để làm nên những cái tổ cho con đẻ trứng. Đẻ xong, con cái lấp lại và đàn cá yên tâm , chẳng còn có kẻ nào lăm le “ăn trộm” trứng của mình, liền rời bãi đẻ ra biển. Những ngày tiếp sau, không có con nước triều nào có thể đạt tới bãi cá đẻ , trứng được ấp dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời và trong cát ẩm rồi sau 14 ngày ấp, ấu trùng nở ra, khớp với ngày trăng tròn, khi con nước triều lên cực đại thứ 2 trong tháng vào bờ, ấu trùng theo nước ra biển, trở về sống với cha mẹ. Đến khi trưởng thành, đàn cá lặp lại con đường sinh sản của ông cha. Tập tính đẻ trứng theo nhịp nước triều dường như đã được mã hóa trong đời sống của loài cá nhỏ này, tương tự như tập tính di cư sinh sản của loài cá chình trên Đại Tây dương, cá mòi, cá cháy trên lĩnh vực sông Hồng và nhiều loài động vật như côn trùng, chim , thú khác.
Hoạt động sống của một loài giun dẹt sống ở bờ biển nước Anh cà Nauy liên quan chặt chẽ với tính nhịp điệu của thủy triều. Loài giun này sống cộng sinh với một loài khuẩn lam. Khuẩn lam này phân bố trong các tế bào biểu bì của giun nên đã trang điểm cho giun một màu vàng chanh rực rỡ. Không những thế , phần lớn đời sống của giun sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của tảo cộng sinh , còn về phía mình , tảo lại sử dụng các sản phẩm di giun tiết ra để thực hiện quá trình quang hợp. Cuộc đời của 2 con vật gắn với nhau rất chặt chẽ , con nọ phải dựa vào con kia để tồn tại và phát triển, không nửa bước rời nhau. Chính vì vậy, ngày ngày, khi bắt đầu triều xuống, hàng triệu triệu con giun rời khỏi tổ , trải trên bãi cát vàng những “thảm cỏ xanh non”. Trong một số giờ trước khi triều lên, con giun tắm trong nắng, cốt để cho “người bạn vàng” của mình thỏa sức quang hợp, sản xuất ra nào là đường, tinh bột và những chất thiết yếu cho cả 2 sinh linh sống với nhau. Khi triều lên, nước ngập bãi cát, giun lại mang người bạn đời của mình xuống tổ, dưới những bãi cát vàng. Ngày ngày, những con giun , kẻ dệt nên những tấm nhung xanh, khi ẩn , khi hiện trên bãi cát theo nhịp điệu thủy triều cứ diễn ra như 1 ảo ảnh.

Dòng triều khi vào bờ cùng với dòng sông sắp xếp lại mọi vật liệu bồi tích , được dòng sông mang ra và dòng triều góp lại, tạo dựng nên các bãi triều rộng lớn , ướt bóng như gương, nhất là tại các cửa sông lớn, mang nặng phù sa.

Hoạt động của thủy triều còn làm cho nước vùng ven biển luôn được đổi mới. Các chất tích tụ, có khả năng gây ô nhiễm được nước triều cuốn trôi ra biển, môi trường ven biển, do đó, luôn được làm sạch một cách tự nhiên. Không những thế, nước lên còn mở rộng và kéo dài những “con đường” nước mặn để đàn đàn động vật biển theo đó xâm nhập sâu vào các cửa sông và hạ lưu sông hoặc xa hơn nữa để kiếm ăn và sinh sản . Nhiều sinh vật làm thức ăn cùng các đàn tôm, cá, giống ồ ạt theo dòng triều vượt qua cửa cống đi vào các đầm nuôi thủy sản vem biển. Đến khỏang cuối năm , khi tôm trong đầm đã đạt được kích thước thương phẩm , bà con ngư dân chờ con nước ròng , đơm lưới , mở cống, tháo cạn đầm để thu hoạch . Rõ ràng , hoạt động của thủy triều đã cung cấp nguồn năng lượng khổng lồ , gây ra bao cảnh bãi bể , nương dâu , đồng thời cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi tiềm tàng ở vùng ven biển mà con người đã biết lợi dụng những cái “trời cho” đó cho công việc làm ăn hằng ngày




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.