Lịch sử Trái Đất

Lịch sử Trái Đất

Cuốn biên niên sử của Trái Đất

Các giai đoạn phát triển :
Thái cổ: Tiền Cambri
Cổ sinh: Cambri – Ordovit – Silua – Devon – Carbon
Trung sinh: Permi – Trias – Jura – Creta
Tân sinh – Đệ tam: Paleoxen – Eoxen – Oligoxen – Mioxen – Plioxen
-- Đệ tứ : Pleistoxen – hiện nay



I. ☻ Thái cổ- Tiền Cambri.

Con người được sinh ra muộn mằn hơn nhiều so với những gì đã từng có mặt trên Trái Đất. Song có lé do điều đó, con người đã kế thừa tinh hoa của các bậc “tiền bối”, những kẻ đã từng vật lộn với bao nhiêu biến cố khốc liệt xảy ra trong lịch sử phát triển của Trái Đất, để trở thành loài động vật tiến hóa cao nhất , thành “chúa tể” trong sinh giới, có đầy đủ uy quyền và sức mạnh như thần Dớt chế ngự mọi hành vi của chính mình và cai quản muôn loài trong cõi thế gian này. Bao năm qua , con người cứ khắc khoải muốn tìm lại nguồn cội trực tiếp của mình và xa hơn . là nguồn gốc của chính nơi mình đang sống và lập nên bao kì tích , kể cả việc khám phá ra những điều bí mật còn cất dấu trong các hành tinh, những anh em “song sinh” đang làm nên các cuộc hành trình bất tận xung quanh Mặt Trời . May thay, từ khi xuất hiện như một hành tinh trong hệ Mặt trời, mỗi biến cố, mỗi sự kiện đã từng xảy ra trên bề mặt Trái Đất này hầu như được ghi chép lại một cách khá cẩn thận trong cuốn biên niên sử Trái Đất để lưu giữ các “ngăn kéo” đất đá lớp lớp dưới đáy biển hay trên lục địa.
Trái Đất ra đời cách đây 4,6 tỉ năm . Đương nhiên, lúc này sự sống chưa xuất hiện, còn nằm ở “bờ tre, bụi chuối” đâu đó. Tuổi trái Đất được xác định bằng tuổi các lớp đất đá. Sau khi sự sống ra đời , sinh vật phát triển và tiến hóa , trước tiên trong các biển nông, ấm nóng thuộc các đại dươngcoor thuộc vào những thời kì địa chất khác nhau. Lúc chết đi như “trâu chết để lại da”, chúng được lưu lại bằng các di chỉ của mình dưới dạng hóa thạch (tức là những cơ thể bị hóa đá ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất xác định ), trong các lớp đất đá trầm đọng dưới đáy đại dương hay một phần trong các lớp đất, đá khác nhau trên lục địa. Đấy là những “văn tự” quan trọng, cung cấp cho con người nhiều hiểu biết mới mẻ về một quá khứ dài đằng đẵng, đầy bí ẩn với bao chao đảo khủng khiếp đã từng xảy ra với vỏ Trái Đất :
Lục địa xuất hiện rồi tan rã, trôi dạt, những mảng riêng biệt va vào nhau làm cho nơi này chìm xuống dưới mực nước biển , nơi kia lại gồng lên đẻ dựng thành núi non chất ngât, đồ sộ như những bức bình phong khổng lồ, án ngữ cả nửa lục địa. Núi lửa khi thì âm ỉ, khi thì hoạt động nơi nơi, bùng lên những cột lửa màu vàng và tung vào bầu khí quyển nào ddatss đá, tro bụi mù mịt, ohur kín góc trời; nhiều lần các chóp băng 2 cực trùm xuống tận xích đại, lục địa được mở rộng xua đuổi nước đại dương rút chạy nơi rất xa; nhiều lần khí hậu trở nên ấm nóng, đẩy các cách đồng rêu, những dải rừng thông, rừng tùng , bách về tận Bắc cực, nước đại dương dâng cao, thu hẹp các lục địa thành từng mảng , từng mảng.
Các di chỉ của sinh giới đương nhiên có mặt sớm nhất trong các trầm tích đại dương. Tuy nhiên , phần lớn các di vật của buổi ban đầu bị mai một, vì các sinh vật thời ấy có cấu tạo còn quá đơn sơ, dễ dàng bị phá hủy bởi sự tàn phá của thời gian. Muộn hơn, nhờ sự ra đời của hàng loạt cơ thể vỏ, xương bằng đá vôi nên khi chết đi chúng đã để lại cho chúng ta những kho tàng văn tự đa dạng và phong phú, rõ ràng và bền chắc hơn nhiều. Nhiều vùng trên cạn cũng chứa vô vàn di chỉ khác nhau của các đại dương cổ, bởi vì, chính nơi đây qua bao năm tháng thăng trầm của vỏ Trái Đất đã thoát khỏi vòng cương tỏa của thần biển, vượt lên thành núi non trùng điệp hay những cao nguyên mênh mông hoặc những hẻm vực sâu thẳm của lục địa . Các hóa thạch ở bất kì nơi nào được phát hiện trên hành tinh này đều là những “nhân chứng, vật chứng” đáng tin cậy để con người tìm lại diện mạo xưa của Trái Đất và sinh giới học trong suốt chặng đường dài phát triển , tiến hóa.
Ta hãy hình dung , khi Trái Đất được hình thành còn là một hành tinh chết . Bao quanh nó là bầu khí quyển đầy ni tơ, hydro, cacbon dioxit, amoniac, clo, oxit, lưu huỳnh, hơi nước….do núi lửa phun lên. Từ Mặt Trời. các chùm tia cực tím chiếu tràn trề xuống bề mặt hành tinh và trong không trung , từ những đám mây đen vần vũ , sấm sét sé tai, những tia chớp xanh lè liên hồi lóe sáng, rạch nát bầu trời và như những thanh kiếm lửa đâm thẳng xuống đại dương. Nhờ đó , công cuộc tiến hóa hóa học được khởi đầu. Dưới ảnh hưởng của tia cực tím và những dòng điện cực mạnh của các tia chớp trong giông tố , hơi nước được phân ly, tạo ra 1 lượng oxy rất không đáng kể , rồi khí ozon cũng ra đời.
Cùng với điều ấy, các hợp chất vô cơ và chất hữu cơ được hình thành , nhất là các chất hữu cơ phức tạp như axit amin, một thành phần quan trọng để cấu tạo nên các hệ thống sống nguyên thủy . Lớp ozon bấy giờ tuy còn rất mỏng , nhưng cùng với tầng nước đại dương đã dệt nên bức màn kì diệu, che chở và nâng niu cho sự sống lọt lòng.
Những mầm sống nguyên sơ là những thể kị khí, chưa có cấu tại tế bào đã ra đời cách chúng ta khoảng 3,8 tỷ năm trong các đại dương nguyên thủy. Muộn hơn, chừng 3,5 tỉ năm , cơ thể sống đã xuất hiện dưới dạng các tế bào thực sự. Đó là những cơ thể vi bào hình cầu, những vi khuẩn mà di chỉ của chúng được tìm thấy trong các trầm tích ở phần ohias tây Oxtraylia hay ở Xoadilen thuộc Nam Phi . Chúng cũng là những sinh vật dị dưỡng, tức là phải sống dựa vào nguồn chất hữu cơ có sẵn trong đại dương bằng con đường lên men. Dù cách dinh dưỡng này còn rất nguyên thủy , nhưng chúng đã đem đến cho Trái Đất 1 bước ngoặt có tính chất lịch sử, chuyển từ giai đoạn tiến hóa hóa học sang giai đoạn tiến hóa sinh học, mà tiến hóa dị dưỡng được xem là chặng đường đầu.
Tiến hóa dị dưỡng của Trái Đất gắn liền với sự ra đời của sinh vật có sắc tố màu xanh , là bước thứ 2 sau tiến hóa dị dưỡng và kéo dài tới tận ngày nay. Sự xuất hiện của các sắc tố xanh và những sinh vật có khả năng quang hợp còn nằm trong bức màn bí mật của tạo hóa chưa được vén lên. Đến nay, các nhà sinh học chỉ mới đoán rằng, trong các đại dương nguyên thủy tuy giàu chất hữu cơ, song những cơ thể sống dù đơn giản đến mấy cũng ngày trở nên đông đúc. “Miệng ăn, núi lở”, chúng đã khai thác làm cho nguồn thức ăn hữu cơ sẵn có trở nên cạn kiệt dần. Và đến thời điểm xác định , do “sức ép về dân số”, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những sinh vật chỉ biết ăn bám, đã xuất hiện những loài sinh vật có sắc tố xanh, những anh hùng “chọc trời, khuấy nước”, dám vượt cả không gian và thời gian lên tận thần Mặt Trời để “đánh cắp lửa Mặt Trời”, giúp thế gian này “chế tạo” được thức ăn từ những chất vô cơ để tự nuôi sống muôn vật. Quang hợp đã ra đời như thế và chính nó làm nên cuộc cách mạng xanh kì diệu trên Trái Đất bước sang trang sử mới, giai đoạn tiến hóa tự dưỡng, chấm dứt những năm tháng dài đằng đẵng đến nghẹt thở của một thời “ấu thơ” đầy giống tố phũ phàng của Trái Đất với biệt danh là thời Tiền Cambri.
Sinh vật mang màu của thời đại nguyên sơ này là những cơ thể vi bào tương tự như khuẩn lam hiện nay. Chúng được phát hiện trong các trầm tích có tuổi 2,8 tỷ năm cách chúng ta, còn khuẩn lam thực sự (Cyanobacteriophyta) đã xuất hiện với 2,3 tỉ năm . Nhờ sắc tố xanh (clorophin). Chúng có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như cacbon dioxit và muối khoáng , đồng thời giải phóng vào khí quyển oxy phân tử. Khí này đầu tiên được cố định trong các loại đá , trước hết tạo nên quặng sắt với tuổi cổ nhấtđược phát hiện khoảng 2 tỷ năm, sau đó phát tán vào khí quyển ngày một nhiều hơn để đạt được 10% thể tích khí quyển vào thời gian cách chúng ta 550 triệu năm về trước.
Mãi cho đến kỉ Devon, khoảng 400 triệu năm trước đây , hàm lượng oxy mới đạt được đến trên 20% như hiện nay . Sự gia tăng oxy chậm chạp ở buổi ban đầu giúp cho “nàng Bân” cóp nhặt dần những sợi tơ vàng để “đan áo cho chồng”, dệt nên bức màn oxy đủ dầy , có khả năng ngăn chặn 90% các chùm bức xạ cực tím rất nguy hiểm, mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và tiến hóa của hàng loạt các nhóm loài sinh vật dưới nước và trên cạn cho các nguyên đại tiếp theo.

II. ☻ Cổ sinh

• 1. Kỉ Cambri

Sự sống bước vào giai đoạn bùng nổ, sung sức và vạm vỡ hơn rất nhiều so với thời kì trước. Hàng loạt các hóm loài sinh vật ra đời , từ những cơ thể còn rất nguyên thủy như Thân lỗ hay Bọt biển (Porifera), sứa , san hô thuộc ngành ruột khoang (Cnidaria) đến những loài có cấu tạo phức tạp như giáp 3 thùy, côn trùng, nhện, đa túc thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda) và sao biển, huệ biển thuộc ngành Da gai (Echinodermata) . Giáp xác trong thời kì này dường như là kẻ thống trị, có tới 20 nhóm so với 4 nhóm đang tồn tại hiện nay. Riêng giáp 3 thùy cũng rất đa dạng , có khoảng 10000 loài. Chúng đông về cả số lượng , phong phú trong cách sống , chia nhau chiếm hầu hết không gian của các đại dương cổ, từ tầng mặt đến tận tầng đáy và tồn tại cho tới kỉ Pecmi mới bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì thế kỉ Cambri còn được mệnh danh là “Thời đại giáp xác ba thùy”. Hóa thạch của các nhóm động vật này được phát hiện trong nhiều vùng trên Trái Đất song giàu có nhất là ở đèo Botgi ( Burgess, Pass, Canada). Trong số 73.000 mẫu hóa thạch thì động vật chiếm đến 88%, số còn lại là các loài tảo. Sự bùng nổ của sinh giới cũng như cách cấu trúc cơ thể và lối sống phong phú của chúng trong kỉ Cambri đã làm cho các Nhà cổ sinh học không khỏi bối rối về cội nguồn và những con đường tiến hóa của các nhóm sinh vật kì lạ này.
• 2. Kỉ Ordovit

Những hóa thạch của bọt biển , san hô , huệ biển , thâm mềm (trai, ốc), cá đầu giáp, cá xương, ếch nhái, bò sát, muông thú, các loài tảo, rêu, địa y, quyết trần, dương xỉ, bút tháp, thực vật có hạt và các bào tử phấn hoa….bị chôn vùi trong các lớp trầm tich biển sâu hàng ngàn mét dưới các lớp đất đá trong thung lũng của các đầm lầy hay các lòng sông suối cổ hoặc được dán trên các lớp đất đá trong thung lũng của các đầm lầy hay các lòng sông suối cổ hoặc được “dán trên các vách đá rồi lộ ra khi đất đá bị rửa trôi bởi nắng gió của thời gian, đã kể lại rằng , đến kỉ Ordovic cách đây từ 500 đến 435 triệu năm, Trái Đất ấm nóng dần lên.

• 3. Kỉ Silua

Sang kỉ Silua nhiệt độ lại giảm , đặc biệt là cuối kỉ , chu kì tạo núi Caledoni đã làm cho nhiều mảng đất nổi lên , đắp thành các lục địa và những rặng núi chọc trời đầu tiên. Đại dương không những phải thu hẹp mà còn bị chia cắt thành từng mảng nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng sống mới thả sức phát triển, nhất là những “rừng san hô” bạt ngàn của biển Silua , nới quần tụ của nhiều loài động vật không xương sống như :rong, tảo, cá giáp không hàm , thủy tổ của các loài cá và những động vật có xương sống sau này. Cuộc sống trong biển trở nên sầm uất hơn hkacs thường. Những loài rong tảo sống ven biển mon men lên bờ thực hiện kiểm nghiệm đầu tiên để mở đường cho công cuộc tiến chiếm đất liền . Quyết trần, rêu là những kẻ tiên phong, thoát khỏi sóng nước, có thể sống trong những nơi ẩm ướt, nghèo chất dinh dưỡng để cải tạo và làm giàu cho đất bằng các chất hữu cơ của chính mình, đồng thời còn dệt dày thêm các bức màn ozon; chúng còn xây nên những biệt thự xanh và gieo trong nguồn “lương thảo” ban đầu, chuẩn bị một cách chu đáo cho những cuộc “vượt vũ môn” lên cạn của các loài động vật “ăn cỏ” ở những kỉ tiếp theo.

• 4. Kỉ devon

Kỉ Devon cách chúng ta từ 410 – 360 triệu năm , Trái Đất trở nên nóng hơn, mực nước biển lên xuống nhiều lần , thời tiết cũng thất thường, bầu trời khi thì cũng nước , mưa tầm tã, khi thì khô hạn triền miên. Trong hoàn cảnh chao đảo như thế buộc các loài sinh vật phải có những phương thức thích nghi riêng để tồn tại. Bước sang kỉ này, côn trùng đã xuát hiện , còn cá được khởi đầu từ kỉ Silua , là nhóm đặc trưng và giàu có nhất của lỉ Devon. Chúng phân hóa và tiến hóa theo theo nhiều con đường để chiếm kĩnh mọi không gian của quyển nước. Tuy nhiên, nhiều nhóm loài sớm bị tiêu diệt vào cuối Devon hay muộn hơn đôi chút vào đầu kỉ Carbon. Những nhóm loài còn sống sót là khởi nguồn cho gần 21.000 loài cá hiện đang sống trong các khu vực nước ngịt và biển , đồng thời là tổ tiên xa xưa của các nhóm động vật có xương sống ở cạn ngày nay. Ta hãy hình dung , trong điều kiện khí hậu thất thường của kỉ Devon, nhiều loài cá sống trong hồ đầm phải đối mặt với những thử thách do nước cạn kiệt, trên mặt đất chỉ còn lại những vũng bùn lầy. Dĩ nhiên , phần lớn các loài cá khó bề tồn tại , song ở một số loài với màng da ẩm có thể hô hấp một phần qua da hoặc do đột biến ngẫu nhiên, bóng hơi chuyển thành “lá phổi” tạm thời , nhờ đó chúng có thể thở trong không khí, khi nước đầm bị cạn kiệt như như loài cá phổi mà một số đại diện của chúng còn sống sót cho tới ngày nay ở các lục địa Châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương , một số cá vây thịt khác như cá Panderychthys, ngoài việc “kiếm” cho mình những lá phổi thực sự, còn đóng chặt cả nắp mang và biến đổi các vây chắn thành chi, có khả năng lết, bò vào những “rừng cây” ẩm ướt để sống hẳn trên cạn và cũng từ đó khởi đầu cho họ hàng của các loài ếch nhái (Amphibia).
Những loại động vật đa dạng và phong phú trong thời kì này có được là nhờ sự đỡ đầu đáng tin cậy của các nhóm thực vật, nhất là các loài quyết, những cơ thể đã thích nghi được với lối sống trên cạn nhờ vào sự phân hóa cao về cấu trúc và các hoạt động chức năng như: có thân với các mô nâng đỡ để “đứng vững” được trên mặt đất, mô dẫn truyền để dẫn nước và muối khoáng từ rễ , còn lá đảm nhiệm chức năng tổng hợp các chất hữu cơ đầu tiên. Đây là bước khởi đầu chẳng kém gian nan cho sự phát triển hưng thịnh của thực vật ở những kỉ tiếp theo.

• 5. Kỉ Carbon (kỉ than đá)

Với tuổi từ 360 -> 295 triệu năm, Trái Đất vừa tải qua biến cố ở cuối kỉ Devon lại bắt đầu phải đối mặt với những đe dọa mới liên quan tới chu kì tạo núi Hecxini, kéo dài suốt 175 triệu năm cho đến tận đầu kỉ Permi. Lúc này bầu trời trở nên ảm đạm , ngột ngạt trong hơi nước và khí cacbon dioxit , mặt đất ướt sững với bao đầm lầy, sông suối. Đây là điều kiện hết sực thuận lợi cho các loài quyết phát triển đa dạng và phong phú , tạo nên những dải rừng sầm uất với nhiều cây gỗ lớn như quyết khổng lồ, phong ấn, lân mộc, lư mộc, dương xỉ… thẳng đứng, cao 20- 30 m . Trong rừng là hằng hà sa số các loài động vật, nào là chuồn chuồn ma với sải cánh dài 30cm, thậm chí đến 75cm, những con nhện quá cỡ chăng tơ đón mồi , rồi trên mặt đất nhan nhản những loài lưỡng cư mới vượt cạn, những con gián to kềnh thoắt ẩn , thoắt hiện. Trong những lớp lá mục, những chú bọ cạp cỡ lớn với đôi kìm đồ sộ và chiếc đuôi cong tớn ngoe nguổi, dễ sợ cùng nhiều loài chân khớp khác. Dưới nước là nơi sinh sống của nhiều loài giun nhiều tơ, thân mền, giáp xác, sam , côn trùng sống trong nước, cá cổ đa dạng. Cuối kỉ Cacbon và đặc biệt là sang kỉ Permi , khí hạu Trái Đất trở nên khô hơn làm cho thực vật ưa ẩm như các loài quyết khổng lồ tàn lụi dần và từng bước được thay bằng sự thống trị của những cây có hạt. Lưỡng cư giờ đây cũng không còn thích nghi được với điều kiện khô hạn , một số chết đi, 1 số tìm đến những nơi ẩm ướt sống qua ngày, chờ đợi, 1 số quay về với đời sống dưới nước, còn 1 số rất ít khác, trong những hoàn cảnh đặc biệt đã biến đổi, tiếp tục tiến hóa để cho ra đời bò sát (Reptilia) nguyên thủy, khởi nguồn cho sự phát triển hưng thịnh của chúng trong các kỉ tiếp theo, đặc biệt là kỉ Jura.

III. ☻ Trung sinh
• 1. Kỉ Permi

Bước sang kỉ Permi cách đây 295- 245 triệu năm, nhiều pha tạo núi Hecxini đã gây ra bao chao đảo: những dãy núi cao được hình thành, nhiều lục địa tiếp tục được nâng lên rồi chúng lại gắn với nhau để tạo nên khối lục địa khổng lồ duy nhất hay còn gọi là siêu lục địa Pangea. Khí hậu Trái Đất càng đổi thay, gây ra những khác biệt lớn lao giữa đại dương và lục địa và ngay giữ các phần khác nhau trên lục địa và trong đại dương mênh mông . Vào cái cầu thời gian bắc qua Permi – Triat, khí hậu còn khô nóng hơn nữa. Những dải rừng dương xỉ nhiệt đới và cây lá nhọn Taiga ông đới bị tiêu diệt, để lại nhiều mỏ than đá khổng lồ. Hàng triệu năm trời các cơn gió Permi – Triat đã phủ lên trên Trái Đất hoang vu 1 lớp cát đỏ và trong các tầng cát kết cũng vắng bóng di tích các loài sinh vật. Ở giai đoạn này, sự tiến hóa của các loài động vật và thực vật trên Trái Đất hướng theo con đường ngày càng ít lệ thuộc vào môi trường nước: hạt cây chỉ đủ độ ẩm

Trứng của các loài bò sát được bọc trong lớp vỏ đá vôi đã không còn dính dáng gì đến nước, khác xa so với bào tử của rêu , dương xỉ, thạch tùng, trứng của lưỡng cư…rất cần nước cho sự phát triển và nảy mầm và phát triển. Trong điều kiện khô nóng, nhiều vùng là những hoang mạc nguyên thủy , sự sống trở nên nghèo nàn. Trên lục địa đã có những thằn lằn ăn thực vật (Pareiasaurus) và bò sát răng thú (Teriodontia), bò sát ăn thịt, có thể là tổ tiên xa xưa của động vật có vú sau này. Khô hạn kéo dài đến nỗi nhiều loài lưỡng cư đành phải “từ dã lá phổi” mới kiếm được để lấy lại cái mang cổ truyền, trở về với đời sống dưới nước, quê hương của thuở ban đầu. Nhiều loài bò sát, nếu chưa kịp “khoác trên mình” chiếc áo dát vẩy sừng thì cũng theo gót mấy chàng ếch nhái xuống làm con dân vua thủy tề, để sau này trở thành rắn biển, những Triton với chiếc tù và kêu sóng, gọi gió, cảnh báo dưới chốn thủy cung. Lục địa bị thiêu đốt, đại dương cũng không tránh khỏi những chao đảo. Giai đoạn uốn nếp Hecxini đã nâng vùng rìa lục địa lên và cướp đi các vành đai biển nông kề liền, đưa đến sự hủy diệt của các rạn san hô cùng với bao nhóm loài sinh vật chúng sống với chúng như rong, tảo, thân lỗ, giun nhiều tơ, thân mềm, các loài động vật ruột khoang, cá…Người ta tính rằng, biến cố ở thời kì chuyển tiếp Permi – Triat cách đây từ 250 – 270 triệu năm , “đêm giao thừa” giữa nguyên đại cổ sinh và Trung sinh, đã cướp đi sinh mạng của 95% tổng số loài động vật bao gồm trong đó 73% Lưỡng cư và bò sát tren mặt đất và 50% số của động vật biển. Biến cố của thời kì này là sự kiện bí hiểm nhất trong 5 sự kiện lớn đã từng xảy ra với hành tinh, kết thuchs nguyên đại Cổ sinh kéo dài 305 triệu năm, từ kỉ Cambri đến kỉ Permi và cũng để lại tai họa khủng khiếp nhất trong suốt quá trình 600 triệu năm hình thành và phát triển của sinh giới.

• 2. Kỉ Triat

Mở đầu cho nguyên đại Trung sinh, cách chúng ta 245 – 205 triệu năm về trước , khi chu trình tạo núi Hecxini đã bước vào pha cuối cùng và khi siêu lục địa Pangea, đang bị thần biển Tetit tìm cách xuyên 1 “lưỡi dao nước” vào giữa gây nên những đợt biển tiến ở nhiều nơi. Khí hậu Trái Đất bị phân hóa: nhiệt đới nóng ẩm nằm dọc theo đường xích đạo và cận nhiệt đới nóng khô ở các phần khác nhau của siêu lục địa Pengea. Trên mặt đất lúc này những loài quyết mất đi, thế vào đó là những cây hạt trần thống trị ; bò sát , khởi nguồn từ kỉ Permi đã “hất cẳng” các loài ếch nhái, những “tiền bối” của mình ưa khí hậu ẩm ướt, để giành lấy quyền cai quản thế gian. Chúng phát triển cực thịnh, chiếm cứ nơi nơi, từ không gian chật hẹp trong các khu rừng đến cả bầu trời , mặt đất và trong đại dương mênh mông, nhất là vào kỉ Jura, khi gần 250 loài bò sát khổng lồ đã trở thành những “vương bá”. Trong khi đó, vào cuối kỉ Triat . động vật có vú nguyên thủy , Lystrosaurus, mới từ từ trong đám bò sát răng thú bước ra chào đời, còn ngơ ngác và sợ sệt trước quyền uy hùng mạnh của các loài bò sát khổng lồ.

• 3 Kỉ Jura

Kỉ Jura , cách đây 205 – 135 triệu năm, biển tiến vào các lục địa và khí hậu trên toàn hành tinh lại trở nên ấm nóng. Các loài cây hạt trần “mọc nhanh như nấm” rải khắp nơi nơi, phát triển hết sức đa dạng, nào tuế, tùng, thông, bách… Nhiều khi có kích thước lớn như cây Sê-qua (Sequoiadendrongiganteum) khổng lồ, cao tới 150m, dựng lên sừng sững giữa trời xanh mà nay vẫn còn tồn tại ở 1 số vùng thuộc Bắc Mĩ và Trung Quốc.

• 4. Kỉ Creta

135 – 65 triệu năm trước, thần biển Titat đủ sức mạnh xé toạc siêu lụcPengea thành 2 mảng : Laurasia (gồm Bắc Mĩ, Greenland, Châu Âu, Châu Á ở phía bắc) và Gondwana (gồm Nam Mĩ , Châu Phi, Ấn Độ, Châu Đại Dương và Nam Cực ở phía nam). Đại dương tạm thời lại liên kết với nhau theo hướng tây đông thành 1 đai ôm vòng quanh xích đạo. Tiếp theo, cả 2 khối cùng vỡ ra từng mảng , từng mảng và sự trôi dạt chậm chạp của chúng để muộn hơn nữa lại gắn với nhau thành những châu lục ngày nay. Vào cuối Creta , thú có túi và thực vật Hạt kín, thoát khỏi sự phụ thuộc vào môi trường nước đã thừa cơ xuất hiện , mở đường cho quá trình phân hóa và tiến hóa để các “hậu duệ” của chúng sau này ngày càng hoàn thiện, lấp đầy những nơi ở mới, rất đa dạng và góp phần làm biến đổi mạnh mẽ bộ mặt Trái Đất vào nguyên đại Tân sinh. Cũng chính ở thời điểm này , khoảng 65 triệu năm trước , trong “đêm giao thừa” giữa nguyên đại Trung sinh và Tân sinh, Trái Đất lại chịu 1 tai biến nặng nề mà các nhà khoa học gọi là “biến cố Creta”. Tai họa ấy làm cho 60 – 75% số giống loài sinh vật sống trong các đại dương và trên cạn bị diệt vong , trong đó các loài bò sát khổng lồ hoàn toàn bị xóa sổ , còn những “thân thích” của chúng may mắn sống sót cho tới ngày nay, chẳng còn lại là bao, ước tính khoảng 6000 loài thuộc 3 bộ: Có vẩy (trăn, rắn,), rùa (rùa, vích, baba, đồi mồi) và cá sấu. Nhiều loại thực vật hạt kín, côn trùng, 1 số giống động vật kém tiến hóa hơn như lưỡng cư sống trong các khu vực nước ngọt hay những con thú mới với kích thước nhỏ bé vừa ra đời trên cạn đang còn rụt rè, e ngại trước đám khủng long thì lại có cơ may thoát nạn để trở thành những kẻ chiến thắng, tồn tại, phát triển hưng thịnh vào các kỉ tiếp theo.

IV. ☻ Tân sinh

• 1. Kỉ Đệ tam

Đến kỉ Đệ tam, quá trình trôi dạt của các mảng lục địa và sự tạo núi trở nên càng mãnh liệt và kéo dài đến tận đầu Đệ tứ. Nhiều dãy núi trẻ ngạo nghễ vươn lên sừng sững, cao trên 5000 m như dãy núi Himalaya ( Châu Á), Atlat ( Châu Phi), Andet ( Nam Mĩ). Thạch Sơm ( Bắc Mĩ)…Tuy nhiên, vào lúc này Địa Trung Hải còn là “con đường nước” thông thương giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, Nam và Bắc Mĩ còn tách biệt nhau vì cây cầu nối Panama còn chưa được bắc, tiểu lục địa Ấn Độ và Châu Đại Dương vẫn đang lênh đênh trên đại dương, chưa “cập bấn bớ”. Đầu thời kì này, khí hậu Trái Đất càng trở nên ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi có một không hai cho sự phân hóa và phát triển phong phú của thực vật hạt kín thành những dải rừng sầm uất, kéo theo chúng là sự hưng thịnh của các nhóm côn trùng, các loài thú ăn sâu bọ và thú ăn thịt trong các rừng cây. Vào nửa đầu của kỉ Đệ tam, động vật có vú không chỉ phát triển nhanh chóng ở trên cạn mà đã bắt đầu tìm con đường tiến chiếm đại dương, rồi phân hóa thành nhiều nhóm trở về với đời sống dưới nước như chó biển , voi biển, bò biển, các nhóm cá voi…phát triển lấn át các loài bò sát biển .
Vào cuối Đệ tam, khí hậu lại trở lạnh đột ngột và khô hanh, nhiều khu rừng tươi tốt trước đây bị tàn lụi , nhiều trảng cỏ và cây bụi được mở rộng , vượn người được tiến hóa từ tổ tiên xa xưa là 1 loài linh trưởng nguyên thủy , 1 nhóm thú đã có mặt vào thế Oligoxen, cũng ra đời. Bước sang thế Cánh tân ( Pleistocene) , thuộc kỉ Đệ tứ, Trái Đất trải qua những thử thách khắc nghiệt : Bán cầu Bắc đã xảy ra ít nhất 4 lần phủ băng và tan băng. Đó là đêm “trở dạ” để khai sinh ra 1 loài thú mới nữa, 1 thiên thần – con người!!! Con người cổ nhất thuộc giống Homo được tìm thấy trong các lớp đất đá ở Châu Phi đã ra đời cách đây 3 triệu năm để mãi cho đến 200.000 năm cách đây , người thông minh Homo sapiens sapiens mới lọt lòng trong cái “nôi” đầy hoa thơm, trái ngọt mà tạo hóa đã chuẩn bị rất sớm , cách đây 4,6 tỉ năm .

• 2. Kỉ Đệ tứ
Kỉ này vẫn còn đang tiếp diễn .

Kết luận
Như vậy, từ các “nhân chứng, vật chứng” được tìm thấy trong “Cuốn biên niên sử” bị chốn vùi trong các lớp trầm tích , các nhà khoa học đã dựng lại bô mặt và những đổi thay của Trái Đất trong suốt quá trình phát triển, tiến hóa của nó.
Tuổi của Trái Đất được xác định là 4,6 tỉ năm và muộn hơn , 600 triệu năm sau , đại dương cổ ra đời , còn sự sống đã xuất hiện với tuổi già nhất được biết đến hiện nay là 3,5 tỉ năm . Song “văn tự” chạm khắc trên các “tấm bia đất đá” đã chỉ ra rằng sinh giới bùng nổ và trở nên sinh động chỉ diễn ra thực sự trong vòng gần 600 triệu năm lại đây. 600 triệu năm không là mấy thời gian so với năm tháng lê thê của lịch sử Trái Đất. Cho dễ hình dung , ta hãy dồn 4,6 tỉ năm thành 1 ngày (= 24h) của Trái Đất và Trái Đất ra đời vào lúc 0h trong vũ trụ. Đến 5h sáng , khi Đâì tiếng nói Việt Nam bắt đầu phát sóng thì mầm sống đầu tiên ra đời. Và 15 tiếng muộn hơn . mãi tới tận 8h chiều , loài thân mềm cổ nhất mới xuất hiện. Đến 23h , khi Đài tiếng nói Việt Nam vừa kết thúc bản tin cuối cùng trong ngày, cũng là lúc khủng long bước lên vũ đài. Chúng là chúa tể , thống trị suốt cả nguyên đại Trung sinh trong vòng 40 phút. Sau thời gian trị vì đằng đẵng ấy, các triều đại bò sát khổng lồ ấy cũng bị lật đổ và những bạo chúa khủng long rơi vào thảm cảnh “chu di tam tộc” đúng vào hôi 23h40’ do biến cố kỉ Creta. Sau tai họa khủng khiếp này, đến 23h55’ , khi những lớp mây mù tan đi , trời đất trở nên quang quẻ, cây trái xum xuê đầy hương sắc và tưng bừng tiếng chim hót, vượn kêu cũng là lúc chủ nhân mới của sinh quyển, 1 loài động vật “đầu đội trời, chân đạp đất” có chung tổ tiên với loài khỉ đã cất tiếng khóc chào đời. Đó là con người . Con người – 1 kiệt tác của thiên nhiên đã và đang lập nên biết bao kì tích trên con đường chinh phục đất trời, song cũng đang làm ra những việc kinh thiên động địa “ đại náo cả thiên cung” , gây ra bao nhiêu lỗi lầm tày đình trong cuộc sống chung với muôn loài.
Ngày nay, ta cũng hiểu được rằng, để có được diện mạo và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển hưng thịnh của sinh giới đặc sắc và kì diệu nhất chưa hề gặp trên các hành tinh khác trong hệ Mặt trời, Trái Đất đã bao lần thay da đổi thịt để tiến hóa . Sự tiến hóa đó diễn ra theo 1 vòng tròn xoắn ốc với bao biến cố lớn lao, đầy kịch tính. Đó là những bước ngoặt lịch sử vĩ đại ; chúng thường xảy ra vào những “đêm giao thoa” giữa các thời kì có tính chất xác định như các biến cố Ordovit, Devon, Permi, Triat, Creta; kéo theo là những bước phát triển nhảy vọt của sinh giới với phương thức là hủy diệt một số nhóm sinh vật này để cho ra đời nhiều nhóm sinh vật khác hoàn thiện hơn, ưu thế hơn, đủ khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện mới để lấp đầy mọi nơi sống trên khắp hành tinh . Hơn thế nữa, sự ra đời của các mầm sống nguyên thủy và sự phát triển phong phú của các nhóm loài sinh vật tiến hóa cao, nhất là sau cuộc “Cách mạng xanh” với sự ra đời của quang hợp, đã làm cho Trái Đất trở nên sống động và nhanh chóng vượt xa khỏi các hành tinh hoang vắng khác trong hệ Mặt Trời .


Sống hạnh phúc trên hành tinh này, điều luôn nhắc nhở chúng ta rằng, số phận Trái Đất trong vũ trụ mong manh như tơ nhện trong gió, như hạt cát trên sa mạc, hạt muối trong đại dương. Trái Đất đang lao mình trong khoảng không vũ trụ với tốc độ 170.000 km/h, trong hằng hà, sa số thiên thạch và các ngôi sao chổi , những vật thể đang vun vút lao trong không gian bao la, tạo nên những đường bay ngang, bay dọc như đan vào nhau và dường như đang hướng về Trái Đất. Năm 1998, các nhà thiên văn học đã phát hiện 1 tiểu hành tinh Erous với đường kính khá lớn , cách Trái Đất không xa. Họ đang lo rằng trong tương lai, dù thời gian có thể tính bằng đơn vị năm tháng vũ trụ , tiểu hành tinh này có thể sẽ đụng phải Trái Đất. Song mối đe dọa gần hơn hiện treo trên đầu nhân loại là 1 thiên thạch và dự báo rằng , vào năm 2028 nó có thể va vào Trái Đất . Do vậy, các cơ quan vũ trụ của nhiều nước đang quan tâm theo dõi và đang tìm biện pháp ngăn ngừa tránh thảm họa có thể xảy ra.
Chuyện là thế, nhưng con người lại qên phắt 1 điều, chính mình – 1 thành viên trong hệ sinh thái , kí sinh vào sinh quyển cũng đang đă Trái Đất và sinh giới tiến đến gần 1 “biến cố thứ 6”, biến cố nhân sinh , do con người khai thác tài nguyên đến mức cạn kiệt và làm cho môi trường trở nên ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm môi trường không khí là thủ phạm làm cho hiệu ứng nhà kính ngày 1 gia tăng, thúc đẩy nhiệt độ của Trái Đất tăng nhanh gấp 10 – 50 lần so với nhịp điệu biến đổi của nó đã từng xảy ra ở cuối kỉ băng hà lần cuối , và lớp ozon của tầng bình lưu ngày 1 mỏng dần và thủng ra thành những lỗ lớn .
Nhân loại hỡi , hãy cảnh giác với chính mình!!!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp

Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.