Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp
Đề bài: Phân tích nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” – Nguyễn Huy Thiệp. Bài làm Nguyễn Huy Thiệp đã từng nói “Tướng về hưu” không phải là tác phẩm khiến ông ưng ý nhất nhưng lại là tác phẩm khiến ông nổi tiếng nhất. Đây là một trong những truyện ngắn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nó đã gây ra tiếng vang lớn , mở ra một thời kì mới cho nền văn học Việt Nam, đoạn tuyệt với quá khứ, viết “…lời ai điếu cho một thời văn nghệ minh họa” (Nguyễn Minh Châu) đưa văn chương về đúng với bản chất của nó. Có nhiều yếu tố để tạo nên tính hấp dẫn, ma lực cho “Tướng về hưu” mà quan trọng nhất ta phải kể đến chính là nghệ thuật trần thuật. Trần thuật - thế giới miêu tả của thế giới nghệ thuật, đồng thời cũng là biện pháp cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Theo “ Từ điển thuật ngữ văn học”, “thành phần của trần thuật không chỉ là lời thuật, chức năng của nó không chỉ là kể chuyện”. Trần thuật cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi