Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2014

Một số biểu hiện "hậu hiện đại" trong "Tướng về hưu" - Nguyễn Huy Thiệp

Một số biểu hiện "hậu hiện đại" trong "Tướng về hưu" - Nguyễn Huy Thiệp Trào lưu hậu hiện đại đã trở thành một trào lưu có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu trong đó có VN. Ở Việt Nam, hậu hiện đại xuất hiện như một khuynh hướng mà chúng ta có thể tìm thấy dấu vết hậu hiện đại trong rất nhiều tác phẩm từ thơ ca, đến truyện ngắn, tiểu thuyết.... Trong bài viết này, xin được phân tích một số đặc tính hậu hiện đại qua tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những câu chuyện vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha, nhếch nhác của con người, sự lạc loài của cái đẹp được đề cập đến. Tướng Thuấn trong Tướng về hưu là cái đẹp, nhưng đều lạc loài. Tướng Thuấn về hưu nhưng không cách nào hòa nhập được với gia đình, trước cái chết của vợ, sự hờ hững của con trai, xa lạ với đứa cháu gái và không thể chấp nhận được hành động của cô con dâu khi xay mảnh thai nhi cho chó, ông đã chọn cách chết bên đồng đội. Ông thốt lên “Sao tôi cứ như lạc loài

Biểu hiện của "hậu hiện đại" trong "Vàng lửa" - Nguyễn Huy Thiệp

Biểu hiện của "hậu hiện đại" trong "Vàng lửa" - Nguyễn Huy Thiệp Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa độc đáo xuất hiện ở phương Tây vào khoảng nửa đầu thế kỉ XX, nhanh chóng lan ra khắp thế giới và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có văn học. Ở Việt Nam, gần đây, thuật ngữ “hậu hiện đại” được nhắc đến ngày càng nhiều, trong sáng tác, hậu hiện đại xuất hiện như một khuynh hướng mà dấu vết của nó xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thơ, văn, tiểu thuyết...của những nhà thơ nhà văn đương đại. Trong giới hạn bài viết này, sẽ trình bày những đặc tính cơ bản của văn học hhđ qua tác phẩm “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp. Những đặc tính hậu hiện đại xuất hiện trên cả mặt nội dung và hình thức của tác phẩm. Về mặt nội dung, một tác phẩm văn chương hhđ trước hết phải chuyên chở “cảm quan hậu hiện đại”. Phùng Gia Thế trong bài trả lời phỏng vấn “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại Việt Nam” cho rằng: “Nhìn từ hôm nay, tôi cho là, chúng ta đã có

Em không phải hoa sữa

Em không phải hoa sữa  - Phong Cầm- Mưa! Những giọt mưa kì lạ và lạnh lùng. Mưa lui bui, mưa âm thầm, như những thiên thần sa xuống trần gian đùa bỡn, mang đến cho những ai đó giây phút được xiết chặt đôi tay, gần nhau hơn sưởi ấm. Mưa cho ai mỉm cười hạnh phúc khi bất chợt nhớ đến những kỉ niệm êm đềm nào đó. Khoác tấm áo ra đường, không mũ không nón, ùa ra đường để những giọt mưa bay tạt vào người. Cảm giác của cơn mưa tháng 11 là cảm giác lạnh, cô đơn, ướt át...Kỉ niệm nhớ nhất về cơn mưa là kỉ niệm về những năm tháng cấp 3 trong trắng, đi dưới cơn mưa rào mùa hạ, tắm mưa, ngẩng mặt lên trời để giọt mưa to thật to chà thật mạnh lên người phát ra những tiếng kêu lộp độp êm tai. Tôi đi lang thang như thế trên con đường để nhìn mọi người vui cười ồn ã kiếm chỗ núp hoặc thản nhiên dưới chiếc ô thật to. Qua chỗ lò sưởi thật là ấm, hơi ấm từ những viên than hồng....nhưng tôi không dừng lại ở đó. Qua những con đường thơm mùi hoa sữa. Hoa sữa không đẹp như những loài hoa khác, nh

Giá trị của “Tiên tướng công niên phả lục” – Trần Tiến

Giá trị của “Tiên tướng công niên phả lục” – Trần Tiến Trần Tiến quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm Kỉ Sửu ( 1709), tên chữ là Hậu Phủ, tên hiệu là Cát Xuyên, Khiêm Đường. Ông là con Diệu Quận công Trần Cảnh. Ông đỗ tiến sĩ năm Mậu Thìn (1748), làm nhiều chức quan, là nhà sử học và nhà văn nổi tiếng thời Lê, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng ( sử) Cát Xuyên thi tập ( thơ) Cát Xuyên tiệp bút ( kí) Niên phả lục ( kí) Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ( kí)… Niên phả lục (1764) là tập kí nổi bật trong các tác phẩm của Trần Tiến. PGS – TS Nguyễn Đăng Na đánh giá: đây là “ bộ sách có giá trị lớn, nó đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển văn xuôi tự sự Việt Nam, đặc biệt về thể kí …” Với thành tựu quan trọng đó, Trần Tiến đã “mở ra cho mình một lối viết riêng, không giống bất cứ một ai trước đó, đồng thời đặt nền móng cho những người đi sau noi theo, như Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ…” ( Lời giới thiệu Niên phả lục, Nxb Văn học, 2003). Niê

Ngôn ngữ tiểu thuyết

Ngôn ngữ tiểu thuyết Ngôn ngữ là một khía cạnh trung tâm trong việc xây dựng một tác phẩm tiểu thuyết. Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”. Trong bài này sẽ nói đến thành phần ngôn ngữ của tiểu thuyết. 1, Ngôn ngữ tác giả Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác g

Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ

Đề tài: Câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ Nhân vật ma quái xuất hiện khá nhiều trong các truyện truyền kì. Có thể nói không một tập truyền kì nào lại vắng bóng loại nhân vật này. Đi vào truyền kì ta có thể thấy cả một thế giới ma phong phú. Đây có thể coi là một loại nhân vật chính của thể loại. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm truyền kì đặc sắc, hấp dẫn, nhất là những truyện viết về tình yêu nam nữ đặc biệt là tình yêu giữa người với yêu ma. Có những truyện ca ngợi tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các tầng lớp bình dân. Có những truyện yêu đương bất chính, tuy vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo nhưng lại phản ánh lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ cũng rất táo bạo và phóng túng khi viết về những mối tình si mê, đắm đuối, sắc dục, thể hiện sự nhượng bộ của tư tưởng nhà nho trước lối sống thị dân ngày càng phổ biến ở một số đô thị đương thời. Trướ