Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

Phân tích nét cổ điển, hiện đại trong bài thơ Tương tư - Nguyễn Bính

Tương tư – Nguyễn Bính T rong khi hầu hết các nhà Thơ mới - theo nhận xét của Hoài Thanh "đều đội lên đầu dăm bảy nhà thơ Pháp" thì Nguyễn Bính đã tìm một lối đi riêng, trở về với văn hóa dân gian, với những câu hát cửa đình, rặng mồng tơi, bến đò , cây đa, bến nước....Ông đã trở thành "chủ soái" của trường phái "thơ mới dân gian" gồm Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân. Và cũng như các nhà Thơ mới khác, thơ Nguyễn Bính có tiếng hát tình yêu song không mãnh liệt, dữ dội như tình yêu trong thơ Xuân Diệu, không tang thương như thơ tình Hàn Mặc Tử. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chân thật và mộc mạc như tình yêu của người bình dân trong ca dao. Bài thơ "Tương tư" rất tiêu biểu cho hồn thơ và giọng thơ Nguyễn Bính trong lĩnh vực thơ tình. Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét truyền thống và hiện đại, vừa chứa những nét dân gian chân chất vừa mang trong mình cái hồn thơ mới.   Trong dòng Thơ Mới 1930-1945 ,”Tương tư” của Nguyễn Bính có p

Phân tích vẻ đẹp cổ điển, hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

 Đây thôn Vĩ Giạ: Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ hay và tiêu biểu nhất cho phong cách tâm hồn thơ HMT, bài thơ đã được nhà phê bình Hoài Thanh chọn in trong tập "Thi nhân Việt Nam" (1941).  Đây có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của thi đàn Thơ mới. Hàn Mặc Tử quan niệm “Ta không nên quên thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ cái tinh thần Việt Nam của ta. Hơn nữa cái tinh thần phương Đông mà rung cảm tâm hồn người ta là nhờ ở cái đẹp kín đáo,

Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ Tràng giang - Huy Cận

Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang - Huy Cận Dàn ý a. Đề tài, cảm hứng: - Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian không gian vô hạn, vô cùng. - Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”. b. Chất liệu thi ca: - Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên ở cách thức xây dựng hình ảnh đối lập _ đó cũng chính là cách vận dụng tự nhiên lối đối của bài thơ : Nắng xuống _ trời lên , thuyền về _ nước lại , sông dài _ trời rộng , ... , cái bao la, vô cùng vô tận của vũ trụ _ cái nhỏ bé , hữu hạn của con người. Huy Cận còn sử dụng có hiệu quả với tần số cao hệ thống từ láy : 10 lần trong 16 dòng thơ .Cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên cũng mang âm điệu Đường thi , chỉ miêu tả một vài nét đơn sơ mà ghi lại được hồn cốt của tạo vật .Chất cổ điển của bài thơ đặc biệt rõ nét ở câu kết : " Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà " T