Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2012

Lối sống sành điệu

Hình ảnh
Đề bài . “Nhiều người cho rằng sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người …nhưng những người từng trải lại bảo rằng: sành điệu nhất chính là biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách của cuộc đời”. (Theo 24h.com.vn) Còn bạn, bạn cho rằng thế nào là sành điệu ? Viết 1 bài văn nghị luận với nhan đề “ sành điệu ”   Gợi ý: - Xã hội đang phát triển, con người sống trong xã hội ấy nếu ko học hỏi, cập nhật hiểu biết thì sẽ bị lạc hậu… - Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền cũng là sành điệu tuy nhiên cái sành điệu ấy chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài. - Con người quan trọng cần có sự hiểu biết, mà muốn có hiểu biết thì phải biết học hỏi. - Con đường học hỏi nhiều khi ko bằng phẳng mà lắm chông gai vì thế ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách… (Đây chỉ là những định hướng cảu riêng người ra đề . Học sinh có thể có những suy nghĩ và những cách hiểu khác, hợp lí, thuyết phục hơn) (Văn học và tuổi trẻ số th

Suy nghĩ về Lòng tự trọng

Hình ảnh
Đề bài . Suy nghĩ về Lòng tự trọng Trong tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con “biết tự trọng , biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người. Gợi ý làm bài 1, Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài đã nêu ra - Thế nào là tự trọng? Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách , danh dự của mình. - Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao: +Tự cao: Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác + Tự ti: Tự cho mình là thua kém người Cả 2 tính cách này đều khác với tự trọng và đều là tính cách không nên có , cần sửa chữa, xóa bỏ. - Lòng tự trọng có từ đâu? Lòng tự tọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất

Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình - Nêu suy nghĩ về câu nói của Nam Cao.

Đề  bài  Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé” , “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phảilà kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻkhác trên đôi vai của mình”. (Đời thừa – Nam Cao). Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. Gợi ý: Nội dung bài viết cần đảm bảo các luận điểm chính sau: Giải thích, chứng minh vấn đề - Giải thích các khái niệm: kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai kẻ khác, kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình… - Giải thích toàn bộ vấn đề : cần làm rõ tại sao Nam Cao lại quan niệm như thế? Từ đó thấy được ý nghĩa của câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng , đức hi sinh, tình yêu thương giữa con người vs con người trong cuộc sống. - Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia…) Bình luận vấn đề -           Trì

Bí quyết làm văn nghị luận xã hội

Hình ảnh
Bí quyết làm văn nghị luận xã hội Trần Đình Sử (Nội dung trích từ lời giời thiệu cuốn sách Tuyển tập đề bàivà bài  văn nghị luận xã hộ i, tập 1) Nghị luận xã hội trong nhà trường trung học xoay quanh các vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống gần gũi đối với tuổi trẻ, bày tỏ ý kiến ,suy nghĩ về 1 hiện tượng tốt hoặc xấu trong đời sống xã hội. Trong các bài văn nghị luận xã hội ở nhà trường, các em cần phát biểu những suy nghĩ nghiêm tức, chín chắn của mình về 1 vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra cho mình , lứa tuổi mình, không thể phát biểu tùy tiện như trong sinh hoạt hàng ngày. Bài văn nghị luận xã hội trước đây đòi hỏi người viết phải bày tỏ được quan điểm của mình : +  Tư tưởng trong bài văn nghị luận phải là tư tưởng phù hợp với đạo lí, lẽ phải, thể hiện trách nhiệm của người viết đối với đất nước, gia đình, xã hội, con người. + Tư tưởng trong bài viết nghị luận xã hội phải thể hiện nhiệt tình xây dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp, lên án, phê phán c