Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

Hình ảnh
  Chương 1. Nỗi buồn chiến tranh 1.1 Sự thật chiến tranh ngoài chiến trường khốc liệt qua những mảnh ghép số phận trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”. Dù đã trở về song những người anh hùng, những người lính trong vai trò người chiến thắng lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ. Chiến tranh đã mãi nằm trong tâm trí họ, đã thiêu đốt cả cuộc đời họ, mãi mãi họ không còn trở về cuộc sống bình thường như trước được nữa. Trong “Nỗi buồn chiến tranh”, nhân vật cụ thể là Kiên, từ hiện thực đi lần tìm hài cốt đồng chí đồng đội mình quay trở ngược lại với những kí ức đau thương, với những hiểm nguy, chết chóc, vui cũng có nhưng tất cả chúng đều rạch vào tâm hồn Kiên, đồng đội Kiên giống như những vết khắc sâu trên đá in đậm trong tâm trí họ như một nỗi ám ảnh không bao giờ phai nhòa. Kiên là một trong những người may mắn được sống trở về, may mắn lành lặn nhưng đó có thực sự là một may mắn? 1.1.1 Điều kiện sống, chiến đấu khắc nghiệt nơi chiến trường. Đời lính phải trải qua bao nhiêu nỗi vất vả, g

Màu sắc dân tộc trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)

Hình ảnh
Màu sắc dân tộc trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)  Bài làm  Đề tài miền núi là một đề tài đã đem lại nhiều vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài và mở ra một giai đoạn mới cho văn học viết về miền núi. Bằng vốn hiểu biết của chính bản thân mình qua những chuyến đi thực tế thâm nhập vào đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi và tài năng văn chương của mình, Tô Hoài đã tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc, mang đậm màu sắc dân tộc mà tiêu biểu nhất phải kể đến là truyện “Vợ chồng A Phủ” (lấy trong tập “Truyện Tây Bắc”) của ông. Một cốt truyện không mới: sự so sánh giữa 2 cuộc sống cũ- mới, sự giác ngộ của quần chúng nhân dân đi theo cách mạng. Nhưng tác phẩm lại để lại trong lòng bạn đọc 1 dấu ấn đặc biệt với hình ảnh một cô Mị, A Phủ, những phong tục tập quán mang nét đặc trưng của người miền núi mà nếu xóa bỏ chúng đi tác phẩm sẽ mất hết sức hấp dẫn. Nhãn quan phong tục của Tô Hoài đã phát hiện được những sự việc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của quầ

Phân tích 1 đoạn trong bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm

Hình ảnh
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im...(Tạ Hữu Yên). Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này trong lòng tôi lại gợi nên nỗi xốn xao da diết ! Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là Đất Nước. Tôi mơ hồ chưa hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm ! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “Đất Nước”.  Qua những vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm giúp tôi nhìn ra chân dung của đất nước. Bình dị và trong sách, hồn hậu và nhân ái, nghèo khổ nhưng oai hùng. Có lẽ chính những điều ấy đã khơi gợi cảm hứng cho các bài thơ, đã gieo vào lòng từng nhà thơ bao suy tư và trăn trở. Từ cảm xúc của những ngày sống hết mình với chiến đấu, từ vốn tri thức khá phong phú của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên những vần thơ – những cảm nhận